Gần 9 tỷ USD FDI đổ vào Việt Nam trong quý I/2020

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, quý I năm 2020, tính đến 20/3/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD, bằng 79,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài quý I năm 2020, tính đến 20/03/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD, bằng 79,1% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính lũy kế đến ngày 20/3/2020, cả nước có 31.665 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 370 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 215,63 tỷ USD, bằng 58,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD, bằng 79,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tổng vốn đăng ký mới đạt 5,5 tỷ USD với 758 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vốn điều chỉnh tăng thêm đạt 1,07 tỷ USD và tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt gần 2 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo, trong quý I năm 2020, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 49,3 triệu USD, bằng 41,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó có 27 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam đạt 22,9 triệu USD (bằng 28,5% so với cùng kỳ 2019) và 6 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm 26,3 triệu USD (bằng 66,4% so với cùng kỳ năm 2019).

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.