Gấp gáp "dọn" nợ xấu hay chờ Nhà nước "giải cứu"

Giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015, hệ thống ngân hàng đã “dọn dẹp” được khối nợ xấu khổng lồ hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đến giờ, nhiệm vụ này vẫn còn ám ảnh, nặng nề song có thực sự cần Nhà nước “giải cứu”

Giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015, hệ thống ngân hàng đã “dọn dẹp” được khối nợ xấu khổng lồ hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đến giờ, nhiệm vụ này vẫn còn ám ảnh, nặng nề song có thực sự cần Nhà nước “giải cứu” bằng ngân sách như đề xuất của Bộ KH&ĐT?

Những nỗ lực tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đã đem lại hiệu quả bước đầu, đó là “giải phóng” hàng tỷ USD nợ xấu khỏi sổ sách ngân hàng và khoanh vùng, ngăn chặn nợ xấu “phình” to hơn trong bối cảnh mở rộng tín dụng. Còn thực chất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận xử lý nợ xấu vẫn chậm và “chưa thực sự hiệu quả”…Ngân sách có lo xuể?Mới đây, Bộ KH&ĐT cho biết đang xây dựng dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong đó, một lần nữa lại đề xuất dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Trước đó, đề xuất này từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, không đồng tình, mà lý do chính vì ngân khố quốc gia đang quá “eo hẹp”, lại còn phải lo nhiều nhiệm vụ ưu tiên cấp thiết hơn.Trong dự thảo lần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính được giao soạn thảo đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu để trình Quốc hội thông qua. Giai đoạn tái cơ cấu hơn 3 năm qua, nợ xấu đã được xử lý một bước quan trọng song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Kết quả xử lý nợ xấu của công ty VAMC còn chậm, tỷ lệ nghịch với tốc độ mua nợ mau lẹ.Theo số liệu từ NHNN, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đến cuối tháng 6/2016 giảm tích cực về 2,58% dư nợ, so với mức 2,78% cuối tháng 5. Trong 6 tháng đầu năm nay, hệ thống mới xử lý được 59.700 tỷ đồng nợ xấu, giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ khách hàng trả nợ gần 31.000 tỷ đồng và bán cho VAMC được thêm 8.880 tỷ đồng nợ xấu.Mặc dù đẩy mạnh mua nợ, song VAMC lại cho thấy kết quả đáng buồn về khả năng xử lý nợ, khi đến cuối tháng 6/2016 mới xử lý được 32.400 tỷ đồng, đạt khoảng 13,4% tổng số nợ đã mua về là 241.000 tỷ đồng.Nói cách khác, VAMC cũng đang đối mặt với cảnh tồn kho nợ xấu, chưa biết “giải phóng” đi đâu mà việc xử lý lại vấp phải vô số khó khăn về quy trình, quy định xử lý thu hồi nợ, tài sản bảo đảm, giá mua bán… Trong khi thời hạn hỗ trợ của VAMC cũng chỉ cho phép “ôm” nợ xấu trong tối đa 5 năm, sau đó sẽ phải trả lại cho các ngân hàng bán nợ để tiếp tục xử lý, thu hồi nợ.Cần nhìn nhận, nợ xấu là sản phẩm của quá trình tăng trưởng tín dụng quá “nóng”, thiếu kiểm soát rủi ro, thẩm định, đánh giá yếu kém, cho vay sai phạm, của giai đoạn kinh tế khủng hoảng… Do đó, nhiều ý kiến không đồng tình việc dùng tiền ngân sách, tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu cho ngân hàng.Bơm tiền “cứu” nợ xấuĐồng tình với đề xuất của Bộ KH&ĐT, Ts. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cho rằng có 55% nợ xấu ở ngân hàng đã được cơ bản xử lý, còn bán cho VAMC 45% và các ngân hàng đã phải hi sinh rất nhiều, nhất là lợi nhuận sụt giảm để ưu tiên trích lập dự phòng, bù đắp xử lý nợ xấu… Ông Lực ước tính số tiền ngân sách dùng xử lý nợ xấu “cỡ khoảng 5.000-10.000 tỷ đồng”.“Đây chỉ xem là vốn mồi để VAMC mua nợ xấu với giá thị trường, sau đó quay vòng vốn, dùng tiền bán nợ xấu để tiếp tục mua nợ xấu mới”- ông Lực chia sẻ, chỉ thêm giải pháp phát hành thêm trái phiếu nợ xấu để bán ra thị trường, do Chính phủ bảo lãnh để có nguồn thực hiện mục tiêu này.Chia sẻ với báo chí, Ts. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ rõ quy luật vận động, cho rằng xử lý nợ xấu là cả một quá trình, đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tổn thất nhất định. Trước khi Nhà nước bỏ vốn thì thị trường cần tự điều chỉnh. Nếu không tự điều chỉnh được thì mới cần Nhà nước can thiệp.“Hiện nay, thị trường còn chưa điều chỉnh, thì tại sao bảo Nhà nước can thiệp? Chưa đến lúc Nhà nước can thiệp vào thị trường nợ xấu”- ông Kiên nhận định.Ở câu chuyện riêng của một ngân hàng 0 đồng, theo một lãnh đạo cấp cao, nhiều năm trước, các ông chủ nhà băng đã xúc tiến tìm kiếm các đối tác nước ngoài để bán 50% hoặc 100% vốn cổ phần. Có đối tác đã thiết tha mua, đề xuất phương án tham gia tái cơ cấu… song không nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý.Do đó, với tình cảnh ngân hàng đang ngập trong thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu gấp 3 lần thì thực sự quá khó để tự tái cơ cấu, “dọn” nợ xấu. Mà nếu có chỉ là kéo dài sự “vùng vẫy” giữa đầm lầy, càng lâu lại càng lún sâu, khó thoát ra được.Các chuyên gia cũng góp ý, phân tích mọi góc cạnh ưu – nhược của phương án dùng ngân sách xử lý nợ xấu. Trong đó, có cần thiết phải cầu viện ngân sách nhà nước xử lý nợ xấu, khi vẫn còn nhiều giải pháp khác như: hình thành thị trường mua bán nợ, bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài, cho sáp nhập, mua lại 0 đồng đối với ngân hàng yếu kém, cho phá sản ngân hàng…Lựa chọn nào cũng cần gắn chặt với những giải pháp và hành động tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế hiệu quả, thực chất hơn. Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng trở lại, doanh nghiệp hồi phục thì sẽ trả được nợ cho ngân hàng, dòng tiền luân chuyển sẽ tự “tái sinh” nguồn vốn để các ngân hàng mở rộng cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo Thu Hằng/TBKD

 

Có thể bạn quan tâm