"Ghế nóng" tại các ngân hàng biến động mạnh dịp đầu năm

Các vị trí lãnh đạo tại nhiều ngân hàng đã có biến động ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua...
"Ghế nóng" tại các ngân hàng biến động mạnh dịp đầu năm

Đơn cử nhất là tại ngân hàng ABBank, bà Lê Thị Bích Phượng được giao đảm nhận nhiệm vụ quyền Tổng Giám đốc thay ông Nguyễn Mạnh Quân kể từ ngày 30/1/2023. Ông Quân sẽ tiếp tục tham gia công tác điều hành ở vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực ABBank.

Bà Lê Thị Bích Phượng sinh năm 1977, tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế và Cử nhân Tiếng Anh - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, có 19 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, có kinh nghiệm chuyên sâu trong mảng kinh doanh bán lẻ và phát triển kênh phân phối, từng đảm nhận nhiều vị trí chuyên môn và quản lý của ngân hàng. Trước khi được bổ nhiệm quyền vị trí CEO của ngân hàng ABBank, bà Lê Thị Bích Phượng đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc tại ABBank.

Ngân hàng SeAbank cũng biến động vị trí Tổng Giám đốc nhưng diễn ra trước Tết Nguyên đán. Đây cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên bổ nhiệm người nước ngoài giữ vị trí CEO. Ông Loic Faussier (quốc tịch Pháp) đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc ngân hàng này trong 2 năm. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 3/1.

Ông Loic Faussier đã có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại nhiều vị trí quan trọng trong các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn ở Pháp, HongKong và Nhật Bản như Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, Phó Giám đốc Ngân hàng HSBC Nhật Bản, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB)... Ngoài ra, ông Loic Faussier cũng từng là Phó tùy viên tài chính phòng Thương mại của Đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh và từng làm việc cho Citibank ở Paris. 

Tại SeABank, ông Loic Faussier là Phó Tổng Giám đốc cao cấp phụ trách điều hành hoạt động SeABank từ tháng 7/2022 và từng là thành viên độc lập Hội đồng quản trị của ngân hàng nhiệm kỳ 2018-2023.

Phía ngân hàng ACB cũng tiến hành bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Khắc Nguyện (quyết định có hiệu lực từ ngày 15/1/2023) và ông Ngô Tấn Long (quyết định có hiệu lực từ 12/1/2023). 

Ông Nguyễn Khắc Nguyện là Thạc sĩ chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế của Trường đại học Curtin (Úc), gia nhập ACB từ 2006 và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại ACB.

Ông Ngô Tấn Long có bằng thạc sĩ ngành Kinh Tế do Đại học Kinh tế TP.HCM cấp. Ông tham gia vào ngân hàng ACB từ 2008 và luân chuyển nhiều vị trí quan trọng tại ngân hàng này trong 15 năm qua.

Hay như vị trí Tổng Giám đốc ngân hàng Vietcombank đã được trao cho ông Nguyễn Thanh Tùng từ 30/1/2023. Ông Tùng đảm nhận chức vụ này thay cho ông Phạm Quang Dũng (hiện là Thành viên HĐQT của ngân hàng Vietcombank). Ông Dũng kiêm đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc từ 2014. 

Ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1974, là cử nhân Kinh tế Ngoại thương, Đại học Ngoại thương và cử nhân Tiếng Anh, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Ông Tùng đã làm việc tại Vietcombank từ 1997 với nhiều vị trí khác nhau. Trước khi được bổ nhiệm, ông Tùng được giao nhiệm vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành.

Bên cạnh việc bổ nhiệm các lãnh đạo cấp cao, nhiều ngân hàng cũng thông báo về việc từ nhiệm của một số Phó Tổng Giám đốc. Đơn cử như ông Lê Văn Ron đã nộp đơn xin từ nhiệm ngân hàng Sacombank vì lý do cá nhân. Ông Lê Văn Ron đã có 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. Ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Sacombank từ tháng 7/2017. 

Phía ngân hàng Eximbank còn có biến động lớn trong dàn nhân sự cấp cao. Cụ thể, trước khi tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, bà Lê Hồng Anh (thành viên HĐQT) và ông Đào Phong Trúc Đại (Thành viên HĐQT độc lập) đã có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân. Ngay sau đó, ngân hàng này đã tiến hành bầu bổ sung thành viên cho hai vị trí khuyết này nhưng không thành công. 

Việc biến động nhân sự cấp cao tại các ngân hàng thương mại trong thời điểm trước và ngay sau Tết nguyên đán là một trong những hoạt động bình thường của giới ngân hàng với mục địch cơ cấu lại bộ máy nhân sự để chuẩn bị triển khai các kế hoạch đã đề ra trong năm. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...