Một lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Sacombank xin từ nhiệm

Ông Lê Văn Ron, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối quản lý rủi ro của ngân hàng Sacombank từ nhiệm từ ngày 1/2/2023 theo nguyện vọng cá nhân...
Một lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Sacombank xin từ nhiệm

Ngân hàng Sacombank vừa ra thông báo về việc thôi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối quản trị rủi ro. Đồng thời, ngân hàng cũng đã chuyển sang Trung tâm quản trị nguồn nhân lực để giải quyết thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo nguyện vọng cá nhân của ông Lê Văn Ron kể từ ngày 1/2/2023.

Ông Lê Văn Ron đã có 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. Ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Sacombank từ tháng 7/2017. 

Sau quyết định thôi việc này của ông Ron, ngân hàng Sacombank có 11 Phó Tổng giám đốc gồm ông Nguyễn Minh Tâm, bà Quách Thanh Ngọc Thuỷ, ông Đào Nguyên Vũ, ông Bùi Văn Dũng, ông Nguyễn Bá Trị, ông Hà Văn Trung, ông Võ Anh Nhuệ, ông Hồ Doãn Cường, ông Phạm Thanh Hải, ông Lê Đức Thịnh và bà Nguyễn Thị Kim Oanh. 

Từ năm 2017 đến nay, đã có nhiều Phó Tổng Giám đốc của ngân hàng Sacombank từ nhiệm. Đơn cử như ông Nguyễn Xuân Vũ từ nhiệm vào năm 2017, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi và bà Nguyễn Thị Lệ An từ nhiệm năm 2018, ông Phan Quốc Huỳnh xin từ nhiệm năm 2020. Các Phó Tổng Giám đốc này từ nhiệm phần lớn theo nguyện vọng cá nhân. Ngoài ra còn do việc tái cơ cấu và tinh giản bộ máy điều hành của ngân hàng Sacombank.

Về kết quả kinh doanh, trong quý 4/2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Sacombank đạt gần 1.900 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập lãi thuần tăng trưởng 142%. Lũy kế năm 2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 6.339 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021 và vượt 20% kế hoạch năm.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản đạt gần 592.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 13,1% đạt hơn 438.600 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 6,4% đạt 454.740 tỷ đồng.

Cũng tại ngày cuối cùng năm 2022, số dư nợ xấu của ngân hàng giảm 24,9% còn 4.299 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 1,47% về 0,98%. Ngoài ra, chất lượng tài sản được cải thiện mạnh mẽ, trong đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 1,47% xuống còn 0,98%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...