Giá bán cổ phần BIDV cho KEB Hana Bank sẽ không thấp hơn giá thị trường

Giá bán cổ phần BIDV cho KEB Hana Bank sẽ được xác định theo hướng đảm bảo ba nguyên tắc đặt ra...
Giá bán cổ phần BIDV cho KEB Hana Bank sẽ không thấp hơn giá thị trường

Sau khi có tờ trình lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, kế hoạch bán cổ phần Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư ở mức giá bán.

Theo tờ trình công bố cuối tháng 10 vừa qua, BIDV cho biết giá trị dự kiến qua đợt chào bán này tương ứng với hơn 6.033 tỷ đồng tỷ đồng, theo mệnh giá.

Với thông tin trên, đã có một số nhầm lẫn về việc BIDV sẽ bán cổ phần cho KEB Hana Bank với giá theo mệnh giá, tức 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, thị giá BID (mã chứng khoán của BIDV) đang giao dịch trên sàn gần đây nằm trong khoảng 30.000 - 33.000 đồng/cổ phiếu.

Nhầm lẫn trên đi cùng với khả năng có chêch lệch lớn giữa giá bán cho đối tác trên với giá giao dịch trên thị trường. Điều này dẫn chiếu đến lợi ích của BIDV và lợi ích của cổ đông (trong đó Nhà nước đang sở hữu chi phối tới 95,28%), qua đó gây thất thoát tài sản...

Nhầm lẫn trên xuất phát từ cách hiểu qua thông tin bước đầu của kế hoạch chào bán. Nhà phát hành công bố thông tin và giá trị chào bán theo mệnh giá cổ phần quy định ở mức 10.000 đồng/cổ phiếu, còn giá bán chưa được xác định cụ thể và giá trị chỉ ghi nhận khi giao dịch thành công.

BIDV cũng nêu rõ trong thông tin công bố: giá phát hành sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành.

Theo tìm hiểu của VnEconomy qua đầu mối chức năng giám sát kế hoạch phát hành này, giá bán cổ phần BIDV cho KEB Hana Bank phải đảm báo được ba nguyên tắc.

Thứ nhất, giá bán không được thấp hơn giá định giá của tổ chức tư vấn định giá.

Thứ hai, giá bán không được thấp hơn giá thị trường.

Thứ ba, để cụ thể cho nguyên tắc không được thấp hơn giá thị trường, giá bán sẽ không thấp hơn giá bình quân của BID đóng cửa trên sàn giao dịch theo số phiên xác định tại thời điểm nhà đầu tư chào mua.

Một tham khảo ở điểm thứ ba này, nhìn sang phương án chào bán 10% cổ phần của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho nhà đầu tư nước ngoài công bố đầu năm nay, mức giá bình quân tham chiếu nói trên được xác định theo 10 phiên.

Hiện tại, sau khi được các cơ quan chức năng cấp phép, được biết hiện BIDV đang xúc tiến các bước tiếp theo, thuê tổ chức tư vấn định giá. Cơ chế và nguyên tắc chào bán cụ thể dự kiến sẽ được công bố công khai và minh bạch.

Như trên, với nguyên tắc giá bán không thấp hơn giá thị trường, nếu phát hành thành công, BIDV sẽ thu về hơn 6.033 tỷ đồng tỷ đồng tính theo mệnh giá và phản ánh vào mức tăng vốn điều lệ sau đó, còn giá trị phát hành sẽ phản ánh ở phần thặng dư thu được cho cổ đông và ngân hàng.

Theo Minh Đức/Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...