Giá lợn hơi ngày 16/6: Chạm mốc 63.000 đồng/kg

Giá lợn hơi ngày 16/6 ghi nhận tăng giá tại miền Bắc - Trung Tây Nguyên từ 1.000 đồng/kg - 3.000 đồng/kg, riêng miền Nam ghi nhận giá đi ngang ...

Giá lợn hơi ngày 16/6 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 56.000 đồng/kg đến 63.000 đồng/kg. 

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi tiếp tục ghi nhận tăng tại một vài địa phương. Trong đó, Thái Bình tăng 1.000 đông/kg, lên mức 63.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trên cả nước. Thấp hơn một chút, giao dịch ở mức giá 62.000 đồng/kg là các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Tuyên Quang và Hà Nội đều ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg, giao dịch ở mốc 61.000 đồng/kg.

Các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình được giao dịch quanh mức 59.000 đồng/kg không có nhiều biến động như những ngày trước.

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 16/6 tại miền Bắc

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi hôm nay tại khu vực này dao động trong khoảng 57.000 – 61.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg - 3.000 đồng/kg. Trong đó, Quảng Trị và Bình Định tăng 2.000 đồng/kg, giao dịch ở mức 59.000 đồng/kg. 

Biến động giá được ghi nhận tại Quảng Bình, Thanh Hóa, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, lần lượt lên thành mức giá 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg. Nghệ An ghi nhận tăng mạnh 3.000 đồng/kg, lên thành 61.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Các tỉnh khác có mức giá 57.000 đồng/kg - 60.000 đồng/kg.

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 16/6  tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam, giá thu mua lợn hơi đã không thay đổi trên diện rộng ở khu vực miền Nam hôm nay sau nhiều ngày tăng vọt. Giao dịch giá thấp nhất khu vực là tại Vĩnh Long, với giá 57.000 đồng/kg.

Cùng giao dịch mức 60.000 đồng/kg là các tỉnh như Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An, Bến Tre.

Các địa phương khác đều giao dịch trong khoảng 58.000 đồng/kg - 59..000 đồng/kg. 

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 16/6  tại miền Nam

Do tình hình thời tiết biến đổi khắc nghiệt, gây nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, việc triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu chuẩn VietGAP,… là rất cần thiết đối với ngành chăn nuôi.

Thái Nguyên hiện có 738 trang trại chăn nuôi, tăng 10,5% so với năm 2020. Trong số đó có 262 trại heo, 446 trại gà,… Hầu hết các trang trại, hợp tác xã, hộ chăn nuôi đã sản xuất, chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn sinh học, VietGAP, hướng hữu cơ và đã mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi bằng cách giảm chi phí, bảo vệ sức khoẻ người chăn nuôi và người tiêu dùng, đặc biệt là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm