Giá lợn hơi ngày 28/11: Miền Bắc và Miền Trung – Tây Nguyên giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg

Hôm nay, giá lợn hơi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên…

Thị trường lợn hơi biến động nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg
Thị trường lợn hơi biến động nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg

Theo ghi nhận, thị trường lợn hơi (28/11) giảm nhẹ tại một vài nơi. Mức giá dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Lợn hơi miền Bắc giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Yên Bái ghi nhận mức 51.000 đồng/kg.

Giá thu mua lợn hơi tại Bắc Giang và Lào Cai lần lượt giảm 2.000 đồng/kg và 1.000 đồng/kg về mức 50.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực cùng Ninh Bình.

lợn bắc 2811.JPG
Bảng giá lợn hơi ngày 28/11 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Tại khu vực này, giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ và dao động trong khoảng 49.000 – 51.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Thanh Hóa về mức 49.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực cùng với Nghệ An,Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.

Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lâm Đồng.

lợn trung 2811.JPG
Bảng giá lợn hơi ngày 28/11 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn tại miền Nam

Giao dịch lợn hơi tại miền Nam đồng loạt đứng giá, dao động quanh mức 48.000 – 53.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Kiên Giang.

Ngược lại, Cà Mau tiếp tục là địa phương có mức giá cao nhất khu vực và cả nước với 53.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại ghi nhận mức giá từ 49.000 – 51.000 đồng/kg.

lợn nam 2811.JPG
Bảng giá lợn hơi ngày 28/11 tại miền Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 530 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi, buộc tiêu hủy trên 20.000 con lợn tại 44 tỉnh, thành phố.

Liên quan đến thức ăn chăn nuôi, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Xuân Dương cho biết, số lượng và công suất thiết kế các nhà máy thức ăn chăn nuôi công nhiệp của Việt Nam hiện nay đã quá lớn, vượt xa so với nhu cầu, mức độ khai thác thấp khoảng 48%. Trong đó các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 37,5%, FDI đạt 62,5%.

Phân bố các nhà máy mất cân đối, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những khu vực đông dân cư tương lai không còn không gian cho phát triển chăn nuôi. Đặc biệt là sau năm 2025, hiệu lực thi hành Luật Chăn nuôi về di dời các cơ sở chăn nuôi ra ngoài khu dân cư có hiệu lực.

Cơ cấu các loại thức ăn chăn nuôi đang có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cơ cấu đàn vật nuôi. Trong đó, thức ăn cho lợn chiếm 55,8%, giảm nhiều so với thời điểm cao nhất là 70%. Mặt khác cũng minh chứng cho việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong chăn nuôi ở Việt Nam đang ngày một tăng cao.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...

Giá vàng thế giới và trong nước cùng nhau đi lùi

Giá vàng thế giới và trong nước cùng nhau đi lùi

Giá vàng thế giới tuột dốc khi thị trường chờ đón một dữ liệu quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Fed. Trong nước, cả vàng miếng và vàng nhẫn đều trượt giảm theo giá thế giới…