Giá trị của đồng tiền Việt Nam

Nhận định về giá trị đồng tiền Việt Nam năm 2018, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng sẽ tiếp tục ổn định.
Giá trị của đồng tiền Việt Nam

Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục

Lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận con số quy mô dự trữ ngoại hối cao kỷ lục đạt 51,5 tỷ USD.

Con số này đã đặc biệt mang lại những ý nghĩa to lớn cho nền kinh tế, góp phần nâng vị thế quốc gia trong đánh giá của các tổ chức xếp hạng quốc tế, cũng như trong mắt nhà đầu tư nước ngoài…

Theo ý kiến của giới chuyên gia, con số dự trữ ngoại hối này chúng ta không nghĩ sẽ đạt được sớm như vậy, mà phải đến năm 2019, 2020.

Như vậy, nhờ lượng mua ròng ngoại hối tích cực từ phía Ngân hàng Nhà nước, tổng dự trữ ngoại hối nhà nước đã có mức kỷ lục mới, nó phản ánh nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn con số.

Nó cho thấy Việt Nam là nền kinh tế mở và có các dòng vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp chảy vào.

Một trong những điểm nổi bật kinh tế trong thời gian tới là động thái thoái vốn ráo riết của các doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài quyết tâm lớn cũng như yêu cầu đòi hỏi công khai minh bạch trong thoái vốn mà cơ quan quản lý đưa ra thì trong năm 2018 này, các doanh nghiệp lớn sẽ phải dần nhường sân cho các doanh nghiệp tư nhân.

Chẳng hạn như ngay trong quý I/2018, sẽ thoái vốn nhà nước tại 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, gồm Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng Công ty điện lực dầu khí (PV Power), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) có tổng vốn gần 100.000 tỉ đồng.

Dự kiến, trong danh sách thoái vốn năm 2018 sẽ có một số doanh nghiệp lớn khác như Tập đoàn Cao su Việt Nam vốn điều lệ khoảng 50.000 tỉ đồng, Tổng Công ty bia rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của SCIC…

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng, trong năm 2018 sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ một cách ổn định; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, tiếp tục chỉ đạo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả; tập trung tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.

Hạ nhiệt lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp

Thực tế, khi tổng kết ngành ngân hàng, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Ngành ngân hàng đã đồng hành cùng doanh nghiệp như thế nào trong một năm qua.

Định hướng được Chính phủ rất kiên định là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, tạo sự tin tưởng cho nền kinh tế, cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tạo dựng môi trường ổn định cho phát triển kinh tế bền vững cho trung và dài hạn.

Một trong những chỉ đạo được đưa ra ngay đầu năm 2018 là phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô.

Dữ liệu thống kê cũng cho biết, trong thời gian qua, NHNN đã tích cực thực hiện đồng bộ các công cụ điều hành để giảm lãi suất điều hành, qua đó các tổ chức tín dụng (TCTD), trong năm 2017 đã giảm lãi suất cho vay từ 0,5-1%.

Nhiều TCTD áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín nhiệm cao khoảng 4-5%/năm; triển khai chương trình cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn khoảng 8%/năm.

Chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch bình luận rằng điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ giảm chi phí kinh doanh cho nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng đã hài lòng hơn trong việc tiếp cận vốn từ hệ thống ngân hàng dù chỗ này chỗ kia còn nhiều khó khăn.

Nhưng như thế chưa đủ. Điểm thành công của ngân hàng là đã kéo, xích gần lại hơn với doanh nghiệp.

Triệt virus độc hại trong hệ thống

Một trong những vấn đề mà người dân quan tâm đó là việc ngân hàng củng cố niềm tin người dân.

TS Lê Xuân Nghĩa- viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh nói, với những ngân hàng quá yếu kém, trước hết, phải thu hẹp dần cả huy động và cho vay một cách nhẹ nhàng để người dân nắm rõ và xử lý dần dần.

Về lâu dài, có lẽ NHNN cũng phải cho phá sản vài ngân hàng quá yếu kém để làm gương.

Nhưng cho phá sản ngân hàng cũng là vấn đề không đơn giản bởi lo ngại hiệu ứng domino cho nền kinh tế. Có lẽ vì vậy, năm 2018, NHNN phải rất “ cân não” xử lý như thế nào ngân hàng yếu kém một cách hiệu quả.

Ngoài xử lý ngân hàng yếu, trọng tâm tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 là nợ xấu.

Số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD cuối năm 2017 khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 2016, nhưng vẫn cao gấp 3 lần so với báo cáo của ngành ngân hàng (3%).

Bên cạnh khoản nợ xấu được thu giữ, bán nợ, nhiều ngân hàng đã tích cực cơ cấu lại các khoản nợ xấu tiềm ẩn,

Dự báo được đưa ra năm 2018, hoạt động xử lý nợ xấu diễn ra tích cực và thực chất hơn do các yếu tố vĩ mô ổn định, kinh tế tiếp nối đà tăng trưởng, tình hình doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tiếp tục được cải thiện, khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo dần được cải thiện.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, trong năm 2018 sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ một cách ổn định; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, tiếp tục chỉ đạo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả; tập trung tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.

Dự báo được đưa ra năm 2018, hoạt động xử lý nợ xấu diễn ra tích cực và thực chất hơn do các yếu tố vĩ mô ổn định, kinh tế tiếp nối đà tăng trưởng, tình hình doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tiếp tục được cải thiện, khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo dần được cải thiện.

Theo Thuý Hằng/Đại đoàn kết

daidoanket.vn/tai-chinh/gia-cua-dong-tien-viet-nam http://daidoanket.vn/tai-chinh/gia-cua-dong-tien-viet-nam-tintuc394911

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...

Ngân hàng SHB giữ lãi suất tiết kiệm ổn định trong tháng 1/2025

Ngân hàng SHB giữ lãi suất tiết kiệm ổn định trong tháng 1/2025

Khảo sát tại ngân hàng SHB đầu tháng 1/2025, khung lãi suất tiết kiệm tại quầy và trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được duy trì ổn định tại các kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…