Giai đoạn đến 2050, để ngỏ khả năng xây thêm 8 sân bay

Theo Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn đến 2030, có 2 sân bay được quy hoạch cảng hàng không toàn quốc là Thành Sơn và Biên Hòa. Tầm nhìn đến năm 2050 có 8 sân bay khác để ngỏ khả năng...
Giai đoạn đến 2050, để ngỏ khả năng xây thêm 8 sân bay

Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Quá trình lập quy hoạch, đã có 12 địa phương đề xuất bổ sung cảng hàng không trên địa bàn. Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải chỉ phê duyệt 2 sân bay vào quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 là Thành Sơn và Biên Hòa.

Tầm nhìn đến 2050, Bộ Giao thông vận tải để ngỏ việc đưa 8 đề xuất xây cảng hàng không khác vào quy hoạch.

8 đề xuất này gồm Sân bay Mộc Châu ở thị trấn Mộc Châu, cách TP Sơn La 135 km khả thi về bố trí trên mặt đất nhưng không thuận lợi khai thác hàng không vì thời tiết một số tháng trong năm mây mù. Chưa kể nhu cầu vận tải hàng không tại tỉnh Sơn La chưa cao, việc đầu tư thêm sân bay mới tại Mộc Châu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của sân Nà Sản. Vị trí đề xuất lại cách xa TP Sơn La nên khó đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố.

UBND tỉnh Sơn La đề nghị nghiên cứu là sân bay chuyên dùng (phục vụ các chuyến bay không thường lệ) phục vụ khách du lịch và đầu tư khi có nhu cầu.

Sân bay Yên Bái, phường Nam Cường, cách trung tâm TP Yên Bái khoảng 7 km, dược đánh giá khả thi cho khai thác hàng không dân dụng, không vi phạm vùng trời của sân Sa Pa và Nội Bài. Tuy nhiên, khi sân bay Sa Pa hoạt động trong tương lai, sân Yên Bái cần được thiết lập phương thức bay bổ sung để thống nhất điều hành giữa hai sân.

Sân bay Hà Tĩnh tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, cách TP Hà Tĩnh 20 km, kết nối giao thông thuận lợi. Bộ Giao thông Vận tải đánh giá vị trí nghiên cứu khả thi về thiết lập vùng trời, phương thức bay. Tuy nhiên, do gần sân bay Vinh và Đồng Hới nên cần tính toán giải quyết xung đột hoạt động bay của các sân.

Sân bay Măng Đen tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, cách TP Kon Tum 60 km. Vị trí nghiên cứu được đánh giá khả thi về thiết kế phương thức cất, hạ cánh, tuy nhiên cần tính toán giải quyết xung đột giữa hoạt động bay với cảng Pleiku.

Bên cạnh đó, đường giao thông kết nối sân bay Măng Đen với trung tâm tỉnh và khu vực lân cận cũng không thuận lợi.

Sân bay Lý Sơn, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 25 km, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260 km nên có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, cứu hộ trên biển.

Vị trí nghiên cứu được đánh giá là khả thi về phương thức bay song có ảnh hưởng đến hoạt động bay tại Chu Lai, nên cần tính toán kỹ lưỡng để giải quyết xung đột hoạt động bay.

Sân bay Vân Phong tại xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP Nha Trang 68 km được đánh giá là có tiềm năng do đặt trong khu kinh tế Vân Phong, nhưng chồng lấn vào vùng trời sân bay Tuy Hòa và Cam Ranh, có thể ảnh hưởng năng lực khai thác của nhau. 

Sân bay Đăk Nông tại xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, cách TP Gia Nghĩa 30 km, vị trí khả thi về thiết kế phương thức cất, hạ cánh, vùng trời và luồng hoạt động bay, cơ bản không ảnh hưởng đến sân bay Liên Khương. Tuy nhiên, kết nối giao thông đến TP Gia Nghĩa và khu vực lân cận khó khăn nên cần nghiên cứu thêm phương án giao thông kết nối thuận tiện tới sân bay.

Sân bay Tây Ninh, đặt tại xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, cách TP Tây Ninh 20 km. Vị trí khả thi về tổ chức vùng trời, trên mặt đất, giao thông kết nối thuận tiện.

Với 8 sân bay trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các địa phương tiếp tục nghiên cứu, khảo sát quy hoạch và đánh giá tính hiệu quả, huy động vốn đầu tư, để ngỏ khả năng đưa vào quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc.

2 đề xuất bị loại khỏi quy hoạch là bay Tân Quang của Hà Giang và Na Hang của Tuyên Quang.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...