Giải ngân vốn đầu tư công vẫn ở mức thấp

Thông tin về tình hình giải ngân 6 tháng đầu năm 2019 tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn ở mức thấp

Đặc biệt đối với 3 nguồn vốn: ODA, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), trái phiếu Chính phủ (TPCP).

Cụ thể, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trung ương, giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/5/2019 của các địa phương đạt 80.149 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 27,24%, tăng 2,8% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương đạt tỷ lệ giải ngân là 28,44%, NSTW hỗ trợ có mục tiêu là 52%, CTMTQG là 12,02%, vốn TPCP là 8,98% và vốn nước ngoài là 5,66%.

Thống kê từ các địa phương theo tỷ lệ giải ngân cho thấy, tỉnh Ninh Bình đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất 63,14%, thấp nhất là Đồng Nai 9,36%. Thống kê tỷ lệ giải ngân theo nhóm cho thấy, tỷ lệ giải ngân cao đạt trên 40% có 14 địa phương, tỷ lệ giải ngân khá từ 30-40% có 17 địa phương, tỷ lệ giải ngân trung bình (thấp) từ 21-30% có 22 địa phương; tỷ lệ giải ngân thấp dưới 20% có 10 địa phương.

Cập nhật số liệu giải ngân 6 tháng năm 2019, báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy tình hình giải ngân không có nhiều cải thiện. Về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và vốn TPCP 6 tháng năm 2019 của các địa phương đạt 96.639 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 32,85%, thấp hơn 1,88% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương đạt tỷ lệ giải ngân là 33,58%, NSTW hỗ trợ có mục tiêu là 61,56%, CTMTQG là 21,33%, vốn TPCP là 9,5% và vốn nước ngoài là 12,14%.

Nguyên nhân chính của tình trạng này được chỉ ra như: Còn tâm lý chủ quan của một số địa phương về việc được kéo dài thời hạn giải ngân vốn đầu tư công trong 2 năm; nhiều địa phương không thực hiện quy định về phân cấp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã (các CTMTQG nông thôn mới và CTMTQG giảm nghèo bền vững); nhiều dự án đầu tư nguồn vốn ODA kế hoạch 2019 gặp vướng mắc liên quan đến ký kết, gia hạn các hiệp định và thỏa thuận vay lại vốn ODA, thuế nhập khẩu, kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước.

Trước tình hình này, để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2019 được giao, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành công tác giải ngân bằng hàng loạt các giải pháp cụ thể.

Cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019. Đề nghị các địa phương chỉ đạo các sở ban, ngành, các cấp chính quyền, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định; bám sát tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công của từng dự án, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân giải ngân chậm để chỉ đạo kịp thời, giải quyết triệt các vướng mắc của từng dự án.

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp thúc đẩy giải ngân theo nhóm dự án. Đơn cử, dự án hoàn thành năm 2019 thì tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán, khẩn trương lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; dự án chuyển tiếp thì tăng cường đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành,... gửi Kho bạc nhà nước làm cơ sở kiểm soát, thanh toán, không để dồn vào cuối năm.

>> Kiểm toán nhà nước: Nhiều sai sót trong đầu tư công, BT, BOT

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...