Giãn điều chỉnh giá dịch vụ y tế một số tỉnh sang 2017

Tại buổi họp cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế (có kết cấu tiền lương) thứ 4 có thể
Giãn điều chỉnh giá dịch vụ y tế một số tỉnh sang 2017

Tại buổi họp cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế (có kết cấu tiền lương) thứ 4 có thể phải giãn lại, thực hiện vào năm 2017.Theo ông Phạm Lương Sơn, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc của Thông tư 37 cũng nhằm mục đích điều chỉnh chỉ số CPI của cả nước theo mục tiêu kinh tế vĩ mô. Sau khi thảo luận với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã ban hành những đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính thêm cơ cấu tiền lương.Thông tư 37 quy định từ 1/7/2016 toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng giá dịch vụ y tế có điều chỉnh cơ cấu tiền lương nhưng nếu áp dụng luôn sẽ làm tăng CPI, (thời gian qua CPI tăng chủ yếu do tăng giá gói dịch vụ y tế), vì vậy đã giãn thành 4 đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế.Cụ thể hơn, ông Phạm Lương Sơn cho biết đến nay đã có hai đợt điều chỉnh áp dụng giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương đối với 32 tỉnh, thành phố. Đây là những địa phương có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cao từ 85% trở lên, đó cũng là một trong những điều kiện để đảm bảo nguồn lực tài chính trong năm. Nhờ việc quản lý tốt, Quỹ bảo hiểm y tế có được tích lũy từ năm 2010, nên đã chủ động được nguồn tài chính để chi trả cho chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng lên do điều chỉnh giá dịch vụ y tế.Theo lộ trình dự kiến, đợt 3 sẽ điều chỉnh đối với 16 tỉnh (vào tháng 11/2016) và đợt 4 điều chỉnh đối với 15 tỉnh (vào tháng 12/2016). Tất cả 63 tỉnh, thành phố sẽ được thực hiện giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương. Tuy nhiên, bước điều chỉnh thứ 3 vào tháng 11/2016 sẽ phải cẩn trọng, còn bước điều chỉnh thứ 4 sẽ phải tạm dừng lại để ưu tiên cho điều chỉnh giá các mặt hàng khác.Làm rõ hơn về những tác động trong hai đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại 32 địa phương, ông Sơn cho biết Quỹ bảo hiểm y tế đã chi ra hơn 10.000 tỷ đồng ngoài số thu trong năm được sử dụng để bù đắp cho việc gia tăng chi phí khám chữa bệnh. Dự toán ban đầu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuẩn bị 16.000 tỷ đồng để chi thêm cho các đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Nếu thực hiện điều chỉnh giá đợt 3, Quỹ bảo hiểm y tế phải chuẩn bị thêm 1.900 tỷ đồng để bù đắp vào nguồn kinh phí được sử dụng trong năm. Nếu điều chỉnh lần thứ 4, số phải bổ sung thêm sẽ là 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, các đợt này còn chờ vào sự chấp thuận của Chính phủ.Quan điểm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là ủng hộ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho tới hướng tính đúng, tính đủ, đúng lộ trình đến năm 2018 để đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi của cả nhà cung cấp dịch vụ và người tham gia bảo hiểm y tế - ông Phạm Lương Sơn bày tỏ.Ông Sơn cho rằng việc chuẩn bị cho tăng giá dịch vụ y tế có thời gian chuẩn bị khá dài, nguồn lực tương đối đầy đủ, đảm bảo dù có điều chỉnh giá dịch vụ y tế tăng lên cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. BHXH Việt Nam đã cam kết với Chính phủ hết năm 2017 không đề cập đến việc điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế và vẫn đảm bảo đủ nguồn lực.Nếu Chính phủ quyết định cho điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Bảo hiểm xã hội sẵn sàng đáp ứng đủ nguồn lực để chi trả. Để kiểm soát CPI, việc chuyển điều chỉnh giá dịch vụ y tế có thể phải chuyển sang năm 2017. Theo ông Phạm Lương Sơn, nếu chuyển điều chỉnh giá dịch vụ y tế của đợt 3,4 sang năm 2017 thì năm 2016, Quỹ bảo hiểm y tế chỉ mất cân đối 5.000 tỷ đồng so với số chi được sử dụng trong năm. Năm 2017, 63 tỉnh, thành phố sẽ áp dụng giá dịch vụ có kết cấu tiền lương và khi đó, dự kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuẩn bị bổ sung 23.000 tỷ đồng ngoài nguồn kinh phí được sử dụng trong năm căn cứ theo số thu, Quỹ bảo hiểm y tế sẽ mất cân đối so với sử dụng trong năm khoảng 15.000 tỷ đồng, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát vì vẫn có nguồn lực.“Nếu năm 2017 chi 23.000 tỷ đồng bổ sung thêm, coi như phần dự phòng là hết. Sang năm 2018 mà không có giải pháp nào khác sẽ phải điều chỉnh mức đóng mà Quốc hội cho phép là 6%” – ông Sơn cho hay.Liên quan đến vấn đề này, đại diện Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết lẽ ra việc tính tiền lương giá dịch vụ y tế phải được thực hiện đầy đủ từ 1/7. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tính toán, nếu đưa cả tiền lương vào giá dịch y tế, Quỹ bảo hiểm y tế vẫn bảo đảm cân đối được. Tuy nhiên, điều này liên quan đến việc tăng chỉ số CPI nên mới áp giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương ở những tỉnh có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cao. Theo quan điểm của Bộ Y tế, từ 1/1/2017 sẽ áp dụng hết 63 tỉnh, thành phố, năm 2018 sẽ đưa thêm vào cơ cấu giá dịch vụ y tế bao gồm khấu hao về thiết bị máy móc, thực hiện đúng lộ trình tính đúng, tính đủ.

Theo Vietnam Plus

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…