Gói hỗ trợ tín dụng khó tiếp cận, tín dụng đen thừa cơ?

Sau một thời gian liên tục bị cơ quan chức năng “tuýt còi”, triệt xóa, người dân cũng đã phần nào cảnh giác nhưng trong tình hình dịch Covid-19 kéo dài dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn, các tổ chức tín dụng đen đã bắt đầu hoạt động trở lại.
Gói hỗ trợ tín dụng khó tiếp cận, tín dụng đen thừa cơ?

Với từ khóa “vay tiền nhanh” không khó để tìm ra một “công ty hỗ trợ tài chính” trên mạng xã hội hoặc website gắn mác “cho vay tiêu dùng” với các ưu đãi hấp dân. Thậm chí, bằng cách nào đó, những “tổ chức” này còn có được số điện thoại của nhiều người chủ động gọi điện mời chào vay tiền.

Thủ tục để vay tiền từ các tổ chức này khá đơn giản, chỉ cần có chứng minh thư hoặc căn cước công dân, số hộ khẩu gốc hoặc bằng lái xe gốc là có thể được giải ngân ngay sau 30 phút làm việc…

Thực tế, việc các nhóm cho vay nặng lãi hay còn gọi là tín dụng đen hoạt động trở lại cũng là dựa trên quy luật “cung – cầu” . Theo một chủ cơ sở sản xuất tại Hà Nội, kể từ Tết đến nay, do dịch bệnh bùng phát nên hoạt động không ổn định, các đơn hàng giảm mạnh, lợi nhuận thu được không đủ chi phí.

Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, xưởng nghỉ hoạt động hoàn toàn, không có thu nhập nhưng vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, trong khi là doanh nghiệp nhỏ nên rất khó tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.

Do đó, không còn khách nào khác anh này phải tìm đến tín dụng đen để vay tiền trang trải với mức lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày. Như vậy, với số tiền 50 triệu đồng đã vay, một ngày anh phải trả 250.000 đồng tiền lãi, không có gốc, thời gian vay càng dài số tiền lãi phải trả có thể bằng với số tiền gốc đã vay. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ thì đây không phải là số tiền nhỏ.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law, việc người dân tìm đến tín dụng đen hay cho vay tiêu dùng để giúp ổn định cuộc sống trong mùa dịch này là điều không hiếm. Việc vay tín dụng đen được nhiều người lựa chọn chủ yếu bởi những lời quảng cáo đầy hấp dẫn như: thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, nhanh chóng, lãi suất vay thấp, thậm chí 0%...

Thế nhưng, khi làm thủ tục xong rồi mới phát sinh nhiều chi phí khác, tiền gốc còn không được nhận đủ, lãi mẹ đẻ lãi con, khi chưa kịp trả thì bị đe dọa, chửi bới, gây ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt. Nói chung, hệ lụy do tín dụng đen để lại là rất lớn.

Trong khi đó, thời gian qua, hàng loạt gói tín dụng với lãi suất thấp, giảm tới 2,5%/năm đã được công bố gần đây nhưng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội vẫn cho biết là rất khó để tiếp cận vốn vay. Chẳng hạn mới đây, các doanh nghiệp du lịch - một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19 cũng đã phải "cầu cứu" Chính phủ hỗ trợ theo phương án khác vì ngân hàng từ chối hồ sơ vay do quan ngại khả năng trả nợ.

Tuy nhiên, trước những “than thở” của khách hàng, lãnh đạo của một ngân hàng thương mại cho biết, tất cả hoạt động cho vay của ngân hàng đều có hành lang pháp lý quy định; mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả ngân hàng, trong mọi hoàn cảnh đều phải tuân thủ theo pháp luật.

Đặc biệt, tại hội nghị trực tuyến ngày 22/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng nhấn mạnh định hướng: Để hỗ trợ khách hàng trước tác động của dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng tập trung chia sẻ tối đa, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng để đảm bảo an toàn và lành mạnh hệ thống.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, ngân hàng cũng đã nhận được các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp. Trong đó, những doanh nghiệp tốt đều không có ý kiến, mà toàn khen. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhưng không tiếp cận được vốn, hay có ý kiến kêu ca là những doanh nghiệp không có phương án kinh doanh đảm bảo, vốn tự có không có... 

Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cũng chia sẻ "Chúng ta không thể hạ thấp điều kiện cấp tín dụng vì có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế sau này, do đó vẫn phải đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp có phương án khả thi, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển". Ông cũng nhấn mạnh, với những khách hàng có đủ điều kiện, có phương án kinh doanh tốt, đương nhiên ngân hàng sẽ phải nỗ lực để cho vay. 

Xem thêm

Cần có chương trình quốc gia để ngăn chặn tín dụng đen

Cần có chương trình quốc gia để ngăn chặn tín dụng đen

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tín dụng đen là vấn nạn quốc gia nên cần có chương trình hành động mang tính quốc gia để ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...