Bộ Công Thương cảnh báo vay tiền trực tuyến núp bóng “tín dụng đen”

Cân nhắc lựa chọn hình thức vay tiền trực tuyến, đọc kỹ các điều khoản sử dụng dịch vụ và thực hiện khiếu nại trên cơ sở lưu lại bằng chứng tới đơn vị cho vay.
Bộ Công Thương cảnh báo vay tiền trực tuyến núp bóng “tín dụng đen”

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, có nhiều mô hình cho vay online, cho vay trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam.

Đối với các mô hình này, hiện chưa có các quy định pháp luật để phân loại rõ ràng, cụ thể. Do vậy, việc giao dịch với các mô hình này có thể tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cho người tiêu dùng, đặc biệt trong trường hợp giao dịch với các đơn vị "trá hình", "tín dụng đen núp bóng". Từ thực tế đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng, cân nhắc kỹ về việc sử dụng dịch vụ này.

Trong trường hợp quyết định sử dụng, người tiêu dùng cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có thể hiện đầy đủ thông tin, ví dụ: website hoặc ứng dụng của đơn vị đó phải có đầy đủ các thông tin về: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại…

Ngoài ra, website hoặc ứng dụng phải thể hiện rõ các thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch, ví dụ: Công bố rõ ràng chính sách bảo vệ thông tin, mẫu hợp đồng, biểu phí, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

Các giao diện website hoặc ứng dụng không hiển thị đầy đủ các thông tin nêu trên có dấu hiệu là đơn vị kinh doanh không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Đặc trưng của các dịch vụ cho vay trực tuyến là lãi suất cho vay và các mức phí kèm theo thường rất cao. Do vậy, để tránh các phát sinh nằm ngoài dự kiến, người tiêu dùng cần biết rõ các mức lãi suất, các mức phí và các chi phí có thể phát sinh trong những trường hợp cụ thể (trả nợ trước hạn, chậm trả, gia hạn thời gian vay, phí tư vấn dịch vụ…).

Trong quá trình tìm hiểu các thông tin nêu trên, người tiêu dùng cần đảm bảo việc lưu giữ thông tin để có cơ sở đối chiếu khi phát sinh tranh chấp.

Sau khi ký hợp đồng, nếu đơn vị cho vay không gửi hợp đồng hoặc không có thông tin hướng dẫn người tiêu dùng cách thức tải về, tham khảo hợp đồng đã ký thì người tiêu dùng cần ngay lập tức liên hệ và yêu cầu đơn vị cho vay cung cấp bản sao hợp đồng đã ký.

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, người tiêu dùng cần phản ánh, khiếu nại trực tiếp tới đơn vị cho vay. Người tiêu dùng cần lưu ý việc phản ánh, khiếu nại phải được thực hiện qua các phương thức có thể lưu lại bằng chứng như gửi email, gửi thư có xác nhận báo phát,… Người tiêu dùng cần tránh sử dụng hình thức gọi điện thoại để phản ánh, khiếu nại do hình thức này không đảm bảo được sự cam kết của đơn vị cho vay trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh.

Xem thêm

Tín dụng đen đã phần nào được kiềm chế

Tín dụng đen đã phần nào được kiềm chế

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, thời gian qua nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến tín dụng đen đã đạt được nhiều kết quả góp

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...