Grab góp gì cho thị trường vận tải và kinh tế chia sẻ?

Bên cạnh những thuận tiện được người tiêu dùng đón nhận, không thể phủ nhận Grab cũng góp phần đem đến những thay đổi của các công ty taxi truyền thống.
Grab góp gì cho thị trường vận tải và kinh tế chia sẻ?

Mang hơi thở thời đại và tận dụng tối đa tính ưu việt của nền tảng công nghệ, Grab được xem là đại diện đáng chú ý của nền kinh tế chia sẻ với tuyên ngôn về cuộc cách mạng kinh tế số, phát huy tối đa tính cộng sinh khi mở ra cơ hội kiếm thêm thu nhập cho hơn 175.000 đối tác tài xế, giúp tăng hiệu quả quản lý dịch vụ giao thông cho hàng trăm hợp tác xã và đối tác vận tải.

Sự có mặt của những nền tảng công nghệ ưu việt, ở thời đại 4.0, chấp nhận đầu tư chuyên sâu, làm doanh nghiệp đi tiên phong như Grab chính là cú hích quan trọng để đổi mới, để thích nghi và bắt kịp với guồng quay thế giới. Bản thân vận chuyển cũng là một ngành dịch vụ, do đó, việc áp dụng xu thế 4.0 để thay đổi thói quen di chuyển và nâng cao chất lượng di chuyển đã và đang là xu hướng.

Nỗ lực vượt qua thách thức, với cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường, thúc đẩy Việt Nam hướng đến cách mạng công nghiệp 4.0, Grab cho hay vẫn đang hoàn thiện nền tảng, gia tăng các giá trị kinh tế cho thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp, các công ty taxi vừa và nhỏ cùng sinh tồn, vực dậy và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếm thế, gia tăng việc làm cho đối tác.

Trong chiến lược đầu tư của mình, Grab tiên phong mang đến một nền tảng công nghệ ưu việt, đại diện cho nền kinh tế chia sẻ, mô hình kinh doanh có khả năng đem lại lợi nhuận nhanh chóng cho doanh nghiệp và đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích chung cho xã hội. Sự thành công của mô hình này trên thế giới đã được minh chứng thông qua những khoản lợi nhuận đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê nhờ khả năng gia tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên có sẵn như nhân sự, thiết bị có sẵn, nhàn rỗi. Mức tăng trưởng đối tác kinh doanh GrabFood đạt 70% chỉ sau vài tháng ra mắt hay mức tăng trưởng 21% số lượng chuyến xe không dùng tiền mặt là một minh chứng cho sự góp phần thúc đẩy nền kinh tế số không dùng tiền mặt.

Mô hình kinh tế chia sẻ được Grab ứng dụng cũng đã giúp kết nối nhiều công ty taxi vừa và nhỏ, hàng trăm Hợp tác xã vận tải thoát khỏi việc phá sản, do kết nối nhanh với khách hàng có nhu cầu, gia tăng hiệu suất lái xe, giảm tỉ lệ xe rỗng hơn 70%, nâng mức thu nhập trung bình tính theo tháng của đối tác toàn thời gian cao hơn 100% so với mức trung bình của quốc gia. Mô hình GrabTaxi, GrabBike, GrabExpress cũng đã có mặt tại 31 tỉnh thành chỉ sau 4 năm có mặt trên thị trường.

Không khó để nhận ra rằng, từ khi có Grab, sức ép cạnh tranh trở thành động lực đổi mới của các hãng taxi truyền thống. Không còn “ngủ quên trên chiến thắng”,các doanh nghiệp taxi truyền thống đã chủ động hơn và thực tế là các hãng này đã và đang có nhiều biến chuyển, cải tiến hơn như tạo “app” gọi xe, chú trọng hơn vào thay đổi phong thái phục vụ hành khách, mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng và từng bước thay đổi diện mạo vận tải hành khách công cộng.

Dù vậy, trong vai trò người tiên phong thí điểm mô hình gọi xe qua ứng dụng công nghệ, Grab liên tục đối mặt với những thách thức lớn từ thị trường, sự thay đổi chính sách quản lý và cả những “cáo buộc” từ các doanh nghiệp taxi truyền thống. Thậm chí, ngày 17/10/2018, Grab sẽ phải ra hầu toà theo cáo buộc của “ông lớn” của taxi truyền thống với “yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.

Chưa biết cuộc "đáo tụng đình" này ngã ngũ thế nào, khi mỗi bên đều đưa ra những lý lẽ riêng trước tòa, nhưng nhìn lại những lý do mà mô hình xe công nghệ được người dùng chọn lựa cùng những thay đổi tích cực của thị trường sau 4 năm xuất hiện của Grab, không thể phủ nhận những tác động tích cực của loại hình xe công nghệ này trong đời sống xã hội và với thị trường vận tải thời gian qua.

Mặt khác, nó cho thấy, môi trường đầu tư Việt Nam luôn rất cần những chính sách đầu tư thống nhất, minh bạch tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng, để dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, miễn là có tâm và tầm nhìn, có tiềm lực đều có thể cạnh tranh bình đẳng, đóng góp cho nền kinh tế.

Theo Bảo Giang/Báo đầu tư

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…