Hà Nội cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, tiếp tục rà soát khách du lịch ở vùng có dịch đến

Từ 1/7 - 27/7/2020, có 28 doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội báo cáo đưa 6.681 khách đến Đà Nẵng.
Hà Nội cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, tiếp tục rà soát khách du lịch ở vùng có dịch đến

Tính đến 12h ngày 2/8, toàn Thành phố đã ghi nhận 83.937 người về từ Đà Nẵng từ ngày 8/7 đến nay (tăng thêm 11.662) so với số rà soát của ngày 1/8. Thành phố hiện có 80.000 test nhanh và đã chuyển cho các trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã 69.000 test, trong đó đã xét nghiệm được cho 67.746 người. Kết quả test nhanh đã ghi nhận 11 trường hợp dương tính nhưng khi xét nghiệm lại bằng kỹ thuật PCR thì 10 trường hợp âm tính, còn 1 trường hợp đang chờ kết quả. Bên cạnh đó, Thành phố đã xét nghiệm PCR cho 491 trường hợp, kết quả có 465/491 mẫu âm tính, 1 mẫu dương tính là bệnh nhân 447, còn lại 25 mẫu chưa có kết quả. Ngoài ra, thành phố cũng rà soát được 127 trường hợp F1 liên quan đến hai ca bệnh mới, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Ngoài ra, Hà Nội đã đón đoàn vận chuyển các bệnh nhân từ Guinea Xích đạo về an toàn và tổ chức cách ly, điều trị ngay tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Ngành Y tế thực hiện cách ly chặt chẽ những trường hợp nhập cảnh vào Hà Nội, bảo đảm đúng quy trình. Hiện Hà Nội còn 992 người đang cách ly tại các khu cách ly tập trung; 496 trường hợp F2 đang được cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà.

Theo ông Nguyễn Đức Chung, trong giai đoạn 1 và 2 phòng chống dịch, Hà Nội có thể xét nghiệm được 4.000 – 5.000 mẫu PCR/ngày nhưng giai đoạn đó, Hà Nội chủ yếu mượn máy chuyên dụng của các đơn vị. Vì thế, Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn Hà Nội có cơ chế đặt hàng các bệnh viện của Trung ương và tư nhân có thể xét nghiệm PCR cho những trường hợp sốt, ho, khó thở và các bệnh nhân có nhu cầu để giảm tải cho Hà Nội trong công tác xét nghiệm.

Thành phố Hà Nội cũng đề nghị Bộ Y tế giúp đỡ trong việc mua đủ lượng test nhanh, bởi hiện nay số lượng test của Hà Nội không đủ cung cấp cho số lượng người đăng ký đông. Hà Nội đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch từ cấp Thành phố đến cơ sở trên tinh thần khoa học nhất nhưng không chủ quan, lơ là để thực hiện tốt mục tiêu “kép” là vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm duy trì sản xuất, phát triển kinh tế.

Nếu đến ngày 12/8, Hà Nội không phát hiện thêm ca nhiễm nào thì có thể nói, thành phố đã tương tối an toàn.

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình khách hủy tour du lịch đến và từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố trong nước. Từ ngày 28/7 đến ngày 2/8, đã có có 13 nghìn khách hủy tour nội địa tại 23 doanh nghiệp lữ hành của Hà Nội.

Trong tuần này, Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Y tế thực hiện kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội theo chỉ đạo của UBND Thành phố. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong cả nước để nắm bắt thông tin các đoàn khách, phối hợp quản lý, phòng, chống bệnh dịch quy định. Tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch tại một số điểm đến du lịch và cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố.

Duy trì hoạt động thông tin, hỗ trợ khách du lịch qua Tổng đài 1800556896 (VNPT Hà Nội) và quầy thông tin phục vụ khách du nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị giải quyết của người dân và khách du lịch.

Đồng thời theo dõi tình hình, tổng hợp đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động của du lịch lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố; Tham mưu, đề xuất Thành phố các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch Thủ đô bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Tham mưu các hoạt động trong phát triển du lịch nội địa phù hợp, an toàn.

Xem thêm

Hà Nội, Đà Nẵng phát hiện thêm 9 ca mắc Covid-19

Hà Nội, Đà Nẵng phát hiện thêm 9 ca mắc Covid-19

Sáng 30/7, Bộ Y tế công bố 9 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 8 ca tại Đà Nẵng, 1 ca tại Hà Nội, nâng tổng số ca mắc trong cả nước lên 459 trường hợp. Ca mắc tại Hà Nội có tiền sử đi Đà Nẵng 3 tuần.
Thêm 1 ca tử vong liên quan Covid-19 tại Đà Nẵng

Thêm 1 ca tử vong liên quan Covid-19 tại Đà Nẵng

Sáng 1/8, Bộ Y tế xác nhận ca thứ 3 tử vong do mắc Covid-19 tại Việt Nam. Bệnh nhân mắc Covid-19 trên bệnh nền ung thư máu đã không thể qua khỏi sau biến chứng suy tủy, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Thêm 21 ca mắc COVID-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam

Thêm 21 ca mắc COVID-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam

Bản tin lúc 18h ngày 3/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 21 ca dương tính với COVID-19, trong số này có 15 ca tại Đà Nẵng, 6 ca tại Quảng Nam có liên quan đến Đà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…