Hà Nội đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử

Trước tình hình vi phạm gian lận hoá đơn, trốn thuế nhức nhối, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý hoá đơn, trong đó đẩy mạnh sử dụng hoá đơn điện tử.
Hà Nội đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử

Ngày 18/10/2016, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 65034/QĐ-CT thành lập Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện hoá đơn điện tử, chống các hành vi vi phạm hoá đơn (gọi tắt là Ban chỉ đạo).

Cùng với đó, cơ quan thuế thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, lợi dụng sự thông thoáng của chính sách, một số doanh nghiệp đã gian lận hoá đơn nhằm trục lợi bất chính, như: trốn thuế, gian lận thuế, thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hoá đơn bất hợp pháp… Điều này đã gây thất thu ngân sách, tạo sự bất bình đẳng và bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Điển hình như, vào tháng 8/2016, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội đã triệt phá thành công đường dây buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng với tổng giá trị xuất hóa đơn lên đến khoảng 780 tỷ đồng. Hành vi sai phạm này được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước 78 tỷ đồng tiền thuế VAT.

Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam 3 bị can chính của vụ án, gồm Hoàng Lệ Hằng (45 tuổi), Vũ Kim Oanh (60 tuổi), Nguyễn Anh Tuấn (48 tuổi) đều trú tại Hà Nội. Các đối tượng này đã có hành vi in ấn, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước… nhằm trục lợi rất lớn.

Trước tình hình đó, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý hoá đơn, ngăn chặn hành vi gian lận, mua bán hoá đơn bất hợp pháp. Cụ thể, thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn nhằm nghiên cứu các hành vi vi phạm và giải pháp quản lý; tăng cường kiểm soát phát hiện sớm vi phạm, siết chặt quy trình xử lý hóa đơn…

Công tác thanh tra, kiểm tra, ứng dụng “đối chiếu chéo hoá đơn”, sàng lọc, kiểm tra chéo dữ liệu doanh nghiệp… được đẩy mạnh cùng với kiểm soát hoá đơn của các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh. Bởi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã dừng hoạt động, hoặc chuyển địa chỉ kinh doanh, thành lập công ty “ma”… nhằm mua bán hoá đơn bất chính…

Nhờ đó, cơ quan thuế đã phát hiện và thông tin cảnh báo đến khoảng 23.000 nghìn lượt doanh nghiệp với hàng trăm nghìn số hóa hơn được xác định là có dấu hiệu bất hợp pháp. Trong đó, có nhiều vụ mua bán hoá đơn bị xử lý như: vụ Nguyễn Trường cầm đầu đã thành lập 16 doanh nghiệp, vụ Lê Văn La và Nguyễn Thị Dậu thành lập 8 công ty để mua bán hóa đơn trái phép, vụ CTCP công nghệ Việt Hoá (do Nguyễn Văn Cử làm chủ) ở Hoàng Mai bị khởi tố vì sử dụng 51 số hoá đơn trái phép…

Với định hướng đổi mới, cải cách ngành thuế, thời gian qua, Cục Thuế TP Hà Nội đẩy mạnh việc sử dụng hoá đơn điện tử để thay thế cho hoá đơn giấy. Đây là phương thức tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như: giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lưu trữ… chỉ bằng 1/3 chi phí dùng hoá đơn giấy.

Hoá đơn điện tử cũng giúp các doanh nghiệp thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh, và hỗ trợ việc quản lý thuế chặt chẽ hơn. “Các doanh nghiệp nhận thấy hiệu quả của việc dùng hoá đơn điện tử giúp minh bạch tài chính, quản trị doanh nghiệp, tránh gặp phải hoá đơn bất hợp pháp. Đây là một trong các giải pháp được kỳ vọng làm giảm thất thu thuế ngân sách ở nhiều địa phương”- Đại diện cục thuế Hà Nội nhấn mạnh.

Tính đến nay, Cục Thuế TP Hà Nội đã tạo điều kiện cho trên 100 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, chiếm trên 50% tổng số doanh nghiệp thuộc diện triển khai thí điểm hóa đơn điện tử của ngành thuế. Với nhiều ưu điểm của hoá đơn điện tử, ngành thuế đang đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các hộ kinh doanh… để có thể nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Thu Hằng

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...