Hà Nội đề xuất 7 công trình giao thông quan trọng giai đoạn 2021 - 2025

Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, giai đoạn 2021-2025 triển khai 7 công trình đường vành đai trong danh mục các nhóm công trình giao thông quan trọng trên địa bàn.
Hà Nội đề xuất 7 công trình giao thông quan trọng giai đoạn 2021 - 2025

Các công trình được đề xuất triển khai gồm, vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (dài 2,27km), với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội đang triển khai thực hiện bằng nguồn ngân sách thành phố.

Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng kết hợp mở rộng đoạn đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở đang thực hiện theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) ký kết giữa UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Vingroup.

Vành đai 2,5 bao gồm 3 đoạn để khép kín: Đoạn từ Khu đô thị mới Dịch Vọng - đường Dương Đình Nghệ (dài 720m), đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng (dài 580m) và đoạn Ngụy Như Kon Tum - Đầm Hồng (dài 1.890m), tổng mức đầu tư khoảng 7.353 tỷ đồng.

Vành đai 3 gồm đoạn từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài (9,8km) và đoạn từ trục Nhật Tân - Nội Bài đến Quang Minh (5km), tổng mức đầu tư khoảng 2.450 tỷ đồng.

Vành đai 3,5 bao gồm đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32 (3,8km) và đoạn Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (10,8km), tổng mức đầu tư khoảng 5.670 tỷ đồng.

Vành đai 4 và Vành đai 5 do Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.