Hà Nội: Đủ hàng hóa, khuyến cáo người dân không mua tích trữ

Sở Công Thương Hà Nội khẳng định dù bất kỳ tình huống nào hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân kể cả trong điều kiện sức mua tăng cao.
Hà Nội: Đủ hàng hóa, khuyến cáo người dân không mua tích trữ

Chiều 18/7, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.

"Theo đó, nguồn thực phẩm thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%. Đồng thời để lưu thông hàng hóa doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đến các điểm bán xuyên đêm", đại diện Sở Công Thương thông tin.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tại Hà Nội sẽ sẵn sàng mở thêm giờ, cam kết đủ lượng hàng phục vụ ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết hiện nay doanh nghiệp đã dự trữ hàng hóa theo phương án 5 của Sở trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường.

"Tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (15 mặt hàng thiết yếu) và lượng hàng hóa dự trữ cho chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng", vị đại diện này cho biết.

Để đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân, Sở Công Thương TP cũng đã đề nghị các hệ thống phân phối cần chủ động hơn nữa nắm sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn có phương án chi tiết thu mua hàng hóa.

Đồng thời đảm bảo nguồn cung điều phối hàng hóa từ các kho hàng, kho từ các tỉnh đến kho trong địa bàn TP, kho của thành phố đến các điểm bán hàng.

"Đặc biệt, quan tâm bố trí nhân lực sắp xếp hàng hóa trên các giá kệ phục vụ nhu cầu nhân dân không được thiếu hàng cục bộ, kiểm soát chất lượng hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm", lãnh đạo Sở Công Thương nói.

Đồng thời Sở Công Thương chủ động phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế hướng dẫn hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tham gia vận chuyển hàng hóa đảm bảo lưu thông thuận tiện nhất, giảm chi phí logistic. Phối hợp với Cục Quản lý thị trường kiểm tra kiểm soát hàng hóa không để xảy ra hiện tượng đầu cơ gom hàng, tăng giá...

"Cam kết không để xảy ra thiếu hàng, phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online...", đại diện Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh.

Đồng thời Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đông người đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh. Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...