Hà Nội: Hơn 1.000 đơn vị nợ thuế

Cục Thuế Hà Nội vừa công khai nợ thuế lần đầu đối với 1.019 người nộp thuế có số nợ thuế, phí, nợ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất lên đến 1.421 tỷ đồng.
Hà Nội: Hơn 1.000 đơn vị nợ thuế

Cụ thể, trong danh sách này có 732 người nộp thuế nợ thuế, phí công khai lần đầu kỳ khóa sổ 28/02/2022 với số tiền 355.265 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Cục thuế Hà Nội cũng công khai danh sách công khai lần đầu 271 người nộp thuế nợ khó thu kỳ khóa sổ 28/02/2022 với số tiền 12.746 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có danh sách công khai lần đầu 16 người nộp thuế nợ nghĩa vụ liên quan đến đất kỳ khóa sổ 28/02/2022 với số tiền 1.053.192 triệu đồng.

Đáng chú ý, trong danh sách trên có nhiều đơn vị nợ thuế đến hàng trăm tỷ đồng.

Điển hình, Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình ký 202 hợp đồng và 68 phụ lục hợp đồng cho thuê mặt bằng sai nguyên tắc. Cộng dồn nhiều năm qua, hàng trăm tỷ đồng tiền thuế đáng lẽ phải nộp ngân sách nhà nước nhưng bị thất thu. 

Theo đó, Khu Liên hợp thể thao quốc gia nợ gần 25 tỷ đồng tiền thuế, phí và hơn 830 tỷ đồng nghĩa vụ liên quan đến đất.

Tiếp đến, Tổng Công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin - CTCP nợ 157,3 tỷ đồng. CTCP Đầu tư và Bê tông Thịnh Liệt nợ 22,1 tỷ đồng. CTCP Đầu tư Khai thác Hồ Tây nợ 8,6 tỷ đồng, đã nộp 450 triệu đồng...

Cũng trong kỳ công khai nợ thuế lần này, hàng loạt công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng bị Cục Thuế TP Hà Nội truy thu thuế "khủng".

Theo đó, CTCP đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil nợ hơn 846 triệu đồng tiền sử dụng đất và nợ tới 147,2 tỷ đồng nợ thuế, phí. Sau khi nộp gần 15 tỷ tiền nợ đến ngày 14/4, hiện CTCP đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil còn nợ là 132,3 tỷ đồng.

Trong đó, khoản nợ thuế phí lớn nhất là 73 tỷ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản; trên 35 tỷ tiền thuế giá trị gia tăng; hơn 16 tỷ vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp...

Còn CTCP Cung điện Mùa đông nợ 50,6 tỷ đồng tiền thuế, phí, trong đó, số nợ cao nhất trên 37 tỷ đồng từ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản.

Năm 2022, Cục Thuế TP Hà Nội được Bộ Tài chính, HĐND, UBND Thành phố hà Nội giao dự toán thu NSNN là 289.750 tỷ đồng, trong khi dự báo tình hình kinh tế trong năm được dự báo còn nhiều rủi ro, thuận lợi đan xen những khó khăn, thách thức. 

Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu ngân sách năm 2022, Cục Thuế TP Hà Nội xác định sẽ tiếp tục đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế bằng các giải pháp thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế, trong đó có công tác quản lý nợ.

Bên cạnh việc phối hợp với chính quyền địa phương, với các sở ban ngành áp dụng biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo quy định đối với các đơn vị nợ nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, Cục Thuế Hà Nội thường xuyên đăng công khai thông tin nợ thuế theo quy định đối với các đơn vị nợ đọng lớn, chây ỳ trên địa bàn.

Xem thêm

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hôm nay (27/4) đã tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021. Theo đó, Quảng Ninh vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách với điểm số 73,02 (thang điểm 100).

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…