Hà Nội vay lại vốn ODA để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

Theo UBND TP Hà Nội, năm 2018 TP sẽ phải trả lãi 6.452.353 yên tương đương 1.342 triệu đồng được bố trí từ ngân sách.
Hà Nội vay lại vốn ODA để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

Chương trình kỳ họp thứ 6 HĐND TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội dự kiến sẽ có báo cáo về việc vay lại một phần vốn vay ODA của Nhật Bản để thanh toán chi phí bổ sung do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng gói thầu số 1 và số 3 của dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường hai bên đầu cầu.

Theo báo cáo của UBND TP, tổng mức đầu tư của dự án là 13.626 tỷ đồng, quy mô xây dựng cầu Nhật Tân dài khoảng 3,9 km, chiều rộng cầu 33,2m và đường hai đầu cầu với tổng chiều dài khoảng 4,399 km.

Dự án gồm 3 gói thầu chính, gói thầu số 1: xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc, gói thầu số 2: xây dựng cầu dẫn và đường dẫn phía Nam, gói thầu số 3: xây dựng đường dẫn phía Bắc.

Dự án sử dụng 2 nguồn vốn Trung ương (vốn ODA và vốn trong nước) và ngân sách Hà Nội. Vốn JICA-Nhật Bản là 66,783 triệu yên Nhật tương đương 10.118 tỷ đồng cho công tác xây lắp, tư vấn (bao gồm dự phòng và trượt giá, kể cả lãi vay); Vốn đối ứng trong nước là 3.508 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 2.442 tỷ đồng cho quản lý dự án, thuế các chi phí khác và dự phòng; vốn ngân sách TP Hà Nội 1.066 tỷ đồng cho GPMB và tái định cư.

Bộ GT-VT là chủ đầu tư giao Ban quản lý dự án 85 là đại diện chủ đầu tư thực hiên dự án các công việc xây lắp 12.560 tỷ đồng. UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện dự án thành phần đền bù, GPMB phục vụ xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường hai bên đầu cầu bằng nguồn vốn ngân sách với tổng kinh phí phần do Hà Nội thực hiện là 1.829,9 tỷ đồng.

Theo UBND TP Hà Nội nguyên nhân phát sinh chi phí gói thầu số 1 và số 3 mà Hà Nội chịu trách nhiệm vay lại một phần chi phí phát sinh. Về gói thầu số 1 thời gian thực hiện hợp đồng 36 tháng với tổng giá trị 7.723 tỷ đồng. Theo kế hoạch ban đầu, toàn bộ mặt bằng của gói thầu được bàn giao trước tháng 3/2010.

Tuy nhiên, tiến độ mặt bằng bị kéo dài, chậm 26 tháng, chi phí phát sinh khoảng 288 tỷ đồng do phải thực hiện đồng bộ chính sách trên cùng một dự án, phải điều chỉnh phương án GPMB cho phù hợp với quy định mới, dẫn đến kéo dài thời gian GPMB.

Về gói thầu số 3, thời gian thực hiện hợp đồng 34 tháng với tổng giá trị hợp đồng là 1.838,7 tỷ đồng. Theo kế hoạch ban đầu toàn bộ mặt bằng của gói thầu được bàn giao trước tháng 6/2009. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tiến độ bàn giao mặt bằng bị kéo dài, chia thành nhiều lần đến tháng 3/2012 mới hoàn thành. Việc triển khai gói thầu số 3 bị chậm do công tác GPMB kéo dài, phát sinh hạng mục di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh hướng tuyến… dẫn đến phải gia hạn thời gian hoàn thành dự án kéo dài thêm 27 tháng so với hợp đồng gốc, chi phí phát sinh khoảng 157 tỷ đồng.

Tuyến đường dẫn đầu cầu Nhật Tân.

Cụ thể, do có sự thay đổi hướng tuyến công trình dẫn đến việc GPMB với phạm vi nút giao Vĩnh Ngọc đến cuối tuyến phải thực hiện lại từ đầu; hồ sơ phải điều chỉnh theo Nghị định số 69 ngày 13/8/2009 của Chính phủ và Quyết định số 108 ngày 29/9/2009 của UBND TP Hà Nội quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Ngoài ra, công tác GPMB dự án có khó khăn do diện tích thu hồi của gói thầu lớn; phải di chuyển tuyến điện là phát sinh trong khi trước đó dự án không đề cập đến nội dung này. Việc kéo dài thời gian thực hiện gói thầu còn có những nguyên nhân do việc xác định thời gian thi công, ký kết hợp đồng gói thầu thi công chưa lường hết khối lượng phải GPMB của gói thầu…

Trên cơ sở ý kiến của UBND TP và các ý kiến của Bộ: GT-VT, Kế hoạch- Đầu tư về hợp đồng gói thầu số 3 và kiến nghị của Bộ Tài chính, ngày 16/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2295/TTg-QHQT về việc thanh toán khoản chi phí do kéo dài thời gian thực hiện gói thầu số 1 và gói thầu số 3, trong đó Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng nguốn vốn dư vay JICA để thanh toán và chỉ đạo TP Hà Nội chịu trách nhiệm vay lại 50% khoản vốn vay nêu trên theo các điều kiện vay lại theo quy định hiện hành.

Theo đó, giá trị vay lại được xác định khoảng 225.799 triệu đồng. Thời hạn trả nợ gốc là 30 năm, lãi suất cho vay lại 0,2%/năm/dư nợ vay lại. Tổng giá trị trả nợ gốc (bao gồm gốc và lãi) là 236.972 triệu đồng.

Theo UBND TP Hà Nội căn cứ vào số liệu dư nợ hiện nay và dự kiến đến hết năm 2020, việc vay lại một phần chi phí phát sinh gói thầu số 1 và số 3 của dự án với giá trị khoảng 225.780 triệu đồng không làm vượt hạn mức vay của TP. Thời hạn trả nợ gốc từ năm 2021 và trả lãi bắt đầu từ năm 2018 đề nghị bố trí ngân sách hàng năm để trả. Năm 2018 sẽ phải trả lãi 6.452.353 Yên tương đương 1.342 triệu đồng được bố trí từ ngân sách của Thành phố.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…