Hai cá nhân thao túng cổ phiếu FTM: Phạt không đúng quy định pháp luật, chưa đủ tính răn đe!

Dù hai cá nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ xử phạt hành chính nên chưa đủ tính răn đe. Việc áp dụng xử phạt khá nhẹ đã làm thất thoát nguồn thu từ khoản phạt cho ngân sách.

Bị xử phạt vì thao túng cổ phiếu gây hậu quả nghiêm trọng

Dẫn thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho biết, căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kết quả xác minh của cơ quan công an, ngày 30/8/2021, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 549 và số 550 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Mạnh Thường (Hà Nội) và bà Phạm Thị Phương (Tp.HCM).

Trước đó, năm 2019 ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định phạt 600.000 đồng với mỗi người theo quy định. Căn cứ kết quả xác minh của Cơ quan công an và kết quả kiểm tra, hậu quả do hành vi thao túng cổ phiếu FTM của 2 cá nhân nêu trên gây ra xác định theo quy định tại Điều 211 - Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của 2 cá nhân này.

Thời điểm tháng 9/2019, cổ phiếu FTM đã gây rúng động thị trường chứng khoán với màn thao túng giá có một không hai trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Niêm yết trên HOSE vào ngày 6/2/2017, FTM đã có giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cổ phiếu. Giá FTM không có quá nhiều biến động cho đến cuối tháng 11/2018. Sau đó giá tăng khá mạnh và lên mức 25.000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm giữa năm 2019 (9/7/2019).

Tuy nhiên, sau thời gian tăng giá mạnh là chuỗi ngày giảm giá sâu của cổ phiếu này. Theo thống kê, cổ phiếu giảm giá mạnh từ ngày 15/8 và tới ngày 20/9 đã có 26 phiên giảm sàn liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/9, cổ phiếu FTM chỉ còn giá 3.710 đồng/cổ phiếu.

Ngày 4/9/2019, 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng thương mại đã nhóm họp để đánh giá thiệt hại và ghi nhận những bất thường của nhà đầu tư có tài khoản cầm cố FTM ở các công ty chứng khoán để báo cáo cơ quan quản lý. Theo thống kê thì 11 công ty chứng khoán này thiệt hại ước tính lên đến gần 200 tỷ đồng, trong đó có công ty mất vốn đến 80 tỷ đồng.

Diễn biến cổ phiếu FTM những phiên gần đây (Ảnh vneconomy.vn)
Diễn biến cổ phiếu FTM những phiên gần đây (Ảnh vneconomy.vn)

Mức phạt không phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm!

Phân tích về vụ việc, Luật sư Hà Thị Khuyên – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: tại Điều 12, Luật Chứng khoán (2019) nêu khá rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đối chiếu với hành vi của ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương sử dụng 50 tài khoản thao túng cổ phiếu FTM thì đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 12 đó là: “Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán”.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu khá chi tiết về hành vi thao túng thị trường chứng khoán bị nghiêm cấm.

Đối chiếu với tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của của ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương, có thể thấy rằng Quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán đối với 02 cá nhân này là 600.000.000 đồng/người là không đúng quy định pháp luật, không phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Bởi, tại Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định, mức xử phạt đối với ông Thường và bà Phương là mức xử phạt dành cho “cá nhân vi phạm” thì sẽ phải áp dụng mức phạt bằng “05 lần” khoản thu trái pháp luật mà ông Thường và bà Phương đã thu lợi bất chính, còn nếu cơ quan chức năng chưa tính toán hết được khoản thu trái pháp luật của ông Thường và bà Phương thì mức xử phạt áp dụng theo khoản 2, Điều 5 của Nghị định này, nghĩa là mức phạt sẽ không thấp hơn 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

Điều 5 - Nghị định 156: Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều này để xử phạt.
2. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

Việc xử phạt không đúng bản chất, dẫn tới việc áp dụng hình thức xử phạt không tương xứng từ đó không đảm bảo được tính răn đe của hình phạt, bên cạnh đó việc đánh giá sai mức độ vi phạm còn làm thất thoát nguồn thu từ khoản phạt cho ngân sách nhà nước, thậm chí xa hơn là đánh giá sai mức độ sai phạm “có dấu hiệu hình sự” nhưng chỉ xử phạt vi phạm hành chính dẫn tới đề xuất áp dụng hình thức xử lý chư phù hợp, bỏ lọt tội phạm mà đáng ra đối tượng thao túng thị trường chứng khoán phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội thao túng thị trường chứng khoán” theo Điều 211 Bộ luật Hình sự (2015).

Nên cơ quan chức năng cần tiến hành thanh tra trình tự xử lý sai phạm ở vụ việc để đánh giá lại tính chất, mức độ và hậu quả sai phạm nhằm xem xét lại xem quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên của Ủy ban Chứng khoán đã phù hợp chưa, hình thức xử lý hành chính đã tương xứng với tính chất và mức độ sai phạm chưa, nhằm áp dụng đúng quy định pháp luật xử lý đúng người, đúng pháp luật và tránh bỏ lọt sai phạm, bỏ lọt tội phạm, Luật sư Khuyên nói.

Luật sư Hà Thị Khuyên – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
Luật sư Hà Thị Khuyên – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Có hay không việc lấp liếm cho sai phạm?

Luật sư Hà Thị Khuyên khẳng định, nếu Ủy ban chứng khoán, cơ quan ra quyết định xử phạt hai cá nhân trên cho rằng chưa chứng minh thu lợi bất chính thì cơ quan này căn cứ vào đâu để ra quyết định xử phạt mỗi đối tượng là 600.000.000 đồng, điều đó rất mâu thuẫn; bởi tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 156 có nêu nếu cơ quan chức năng chưa tính toán hết được khoản thu trái pháp luật của “thì mức xử phạt áp dụng theo sẽ không thấp hơn 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân”.

Việc lý giải này có thể là sự lấp liếm cho sai phạm hoặc chưa đánh giá nghiêm túc bản chất sai phạm dẫn tới quyết định xử phạt không đúng quy định. Nếu sự việc có dấu hiệu bao che tội phạm, bao che sai phạm thì cần sự vào cuộc của cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an để xem xét cán bộ Ủy ban chứng khoán đối với “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 360 Bộ luật Hình sự (2015) nếu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (điểm d, khoản 1); nếu gây thiệt hại từ 500.000.000 đông đến 1.500.000.000 đồng (điểm c, khoản 2) và nếu gây thiệt hại từ 1.500.000.000 đồng trở lên (điểm c, khoản 3), hình phạt thấp nhất từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 05 năm và hình phạt cao nhất là phạt từ từ 07 đến 12 năm tù.

Từ thực tế trên, để có những giải pháp ngăn chặn triệt để Luật sư Hà Thị Khuyên kiến nghị các cơ quan ban ngành khi phát hiện vi phạm, cần có thanh tra liên ngành trong việc xử lý vi phạm, để đảm bảo chế tài xử phạt được áp dụng phù hợp, mức xử phạt đúng với tính chất của vi phạm.

Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa các cá nhân, tổ chức hoạt đông trong lĩnh vực chứng khoán, tránh trường hợp vi phạm trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng mãi mới phát hiện ra. Đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng có chức vụ bao che cho sai phạm nhằm hưởng lợi ích để bỏ qua vi phạm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…