Kỷ lục hơn 2,1 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán trong phiên giảm điểm mạnh

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán hôm nay với 688 cổ phiếu giảm giá trên cả hai sàn và thị trường UPCoM. Thanh khoản thị trường lên cao nhất từ trước đến nay, giá trị giao dịch 3 sàn khoảng 48.620 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,1 tỷ USD.
Kỷ lục hơn 2,1 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán trong phiên giảm điểm mạnh

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh trong phiên hôm nay. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 45,42 điểm (3,3%) còn 1.329,43 điểm, HNX-Index giảm 6,99 điểm (2,31%) xuống 338,06 điểm. Nhóm VN30 tác động lớn nhất đến đà giảm của thị trường, trong đó có các cổ phiếu ngân hàng như VCB, TCB, BID, CTG.

Kết phiên, toàn bộ cổ phiếu VN30 chìm trong sắc đỏ. Theo đó, VN30-Index đóng cửa tại 1.450,45 điểm, giảm 54,56 điểm (3,63%) so với phiên trước đó. 

VIC là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số, lấy đi gần 6 điểm sau phiên bứt tốc trong nháy mắt, kéo VN30-Index vượt 1.500 điểm ngày đáo hạn phái sinh. Kết phiên, VIC giảm 6,1% xuống 97.700 đồng/ cổ phiếu. Sau VIC, lần lượt, VCB, GVR, VHM, TCB, HPG, BID, CTG, GAS, VNM là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số, kéo VN-Index giảm gần 20 điểm.

GVR giảm sâu sát giá sàn, STB, KDH trên 5%. Các mã ngân hàng ACB, TCB, CTG, BID, TPB, HDB giảm trên 4%. Toàn bộ nhóm VN30 giảm giá. SSI từng là mã duy nhất trụ vững được sắc xanh đầu phiên chiều, nhưng cũng không thể bảo vệ thành quả, đóng cửa giảm nhẹ 0,3%.

Cũng như nhóm VN30, cổ phiếu ngân hàng toàn bộ 27 mã giảm giá. Giảm sâu nhất là LPB 5,9%; MSB, STB, ABB đều giảm 5,5 – 5,6%. Nhóm bất động sản chịu điều chỉnh chung, khi DRH giảm sàn, GXG, DIG, TDH xuống sát giá sàn. IJC, KDH, LHG, TDC, IDI, SZC giảm trên dưới 5%. Toàn bộ cổ phiếu “họ” Vingroup giảm giá. Hiếm hoi một số penny như KHP, ITA, HAR giữ sắc xanh.

Nhóm ngành thép có POM giảm sàn, NKG giảm 5,6%, HSG giảm 4,2%, HPG giảm 3,7%. Cổ phiếu xăng dầu giảm giá diện rộng, biên độ thấp nhất từ -3%.

Trong phiên thị trường giảm sâu, thì vẫn có một số cổ phiếu ngược dòng, ở các nhóm chứng khoán, phân bón, cảng biển, mía đường. Chứng khoán có APG tăng trần, CTS, VIX, HCM, AGR, FTS tăng giá. Trên HNX, UPCoM, EVS, VIG, IVS, ORS, WSS, BVS, PSI cũng giữ sắc xanh, trong đó EVS tăng 7,1%.

Phân bón có DPM, DCM, BFC tăng giá. Cảng biển phân hoá rõ rệt, nhưng HAH, AGM, CLL, VNL, VSC, GMD, SPG, GSP vẫn nổi lên là điểm sáng trong phiên. Đáng chú ý, cổ phiếu dược vẫn bền bỉ tăng gía bất chấp thị trường. VMD, SPM, JVC tăng trần.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 675 tỷ đồng trong phiên hôm nay, bán mạnh HPG, VJC, VIC, CTG… Ở chiều ngược lại, nhóm này mua ròng SSI, VND, DGC, VHM.

Diễn biến của thị trường chung, sắc đỏ áp đảo trên cả hai sàn và thị trường UPCoM. Theo ghi nhận, tổng số mã giảm giá toàn thị trường hôm nay là 688 cổ phiếu.

Theo quan sát, phiên hôm nay đánh dấu phiên giảm sâu nhất trong vòng một tháng trở lại đây. Phản ứng kém tích cực của thị trường xuất hiện sau thông tin TP. HCM có những quy định nghiêm ngặt hơn nhằm kiểm soát tình hình dịch COVID-19.

Cụ thể, người dân TP HCM được yêu cầu tuyệt đối ai ở đâu thì ở đó, người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, xã phường cách ly với xã phường, ít nhất hai tuần tới.

Mặc dù đánh dấu phiên giảm điểm mạnh nhất trong một tháng, song tín hiệu tích cực đến từ thanh khoản. Tổng giá trị giao dịch phiên hôm nay đạt mức kỷ lục. 

Theo thống kê, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 48.621 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 1,7 tỷ đơn vị. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE hôm nay đạt gần 38.350 tỷ đồng. Riêng nhóm VN30, thanh khoản là 18.318 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…