Hải Phòng: Tranh chấp hợp đồng thế chấp, khách hàng đâm đơn ra Tòa, VIB phản tố

Mới đây, vào ngày 17/8, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đã có giấy triệu tập với đại diện vợ chồng ông Lê Văn Phích và bà Nguyễn Thị Lan Anh và đại diện ngân hàng VIB để làm rõ một số nội dung liên quan đến vụ án dân sự Tranh chấp hợp đồng thế chấp.
Hải Phòng: Tranh chấp hợp đồng thế chấp, khách hàng đâm đơn ra Tòa, VIB phản tố

Về vụ án trên, vào năm 2010 và 2011, vợ chồng ông Lê Văn Phích và bà Nguyễn Thị Lan Anh đã ký vay Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam 3 hợp đồng tín dụng và 1 hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sau khi ký các hợp đồng tín dụng và thế chấp, Ngân hàng VIB thông báo sẽ gửi các hợp đồng gốc.

Tuy nhiên, theo tố cáo của vợ chồng ông Lê Văn Phích và bà Nguyễn Thị Lan Anh khi ký các hợp đồng không có mặt công chứng viên, không được giao bản gốc hợp đồng sau khi ký.

Vợ chồng ông Lê Văn Phích và bà Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng đã liên lạc nhiều lần với Ngân hàng VIB nhằm tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho cả 2 bên nhưng không nhận được sự hợp tác của Ngân hàng VIB.

Mới đây, vợ chồng ông Lê Văn Phích và bà Nguyễn Thị Lan Anh đã đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xem xét giải quyết và tuyên vô hiệu Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 090.01/2011/060/BĐ, số công chứng 4232.CVN/2011.TCQSDĐ&TS, quyển số 03.AP-TP/CC-SCC/HĐGD do Văn phòng công chứng An Phát chứng nhận ngày 08/6/2011.

Về vấn đề của ông Lê Văn Phích và bà Nguyễn Thị Lan Anh, trao đổi với Tạp chí Thương Gia, đại diện truyền thông của Ngân hàng Quốc Tế VIB có phản hồi như sau: Khách hàng trên đã 3 hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng từ các năm 2010 – 2011 và được đảm bảo bởi các tài sản đảm bảo liên quan. Việc ký, công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo đối với các hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất liên quan đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Về đề nghị của Khách hàng với Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng để tuyên bố vô hiệu Hợp đồng chế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 090.01/2011/060/BĐ, số công chứng 4232.CVN/2011.TCQSDĐ&TS, quyển số 03.AP-TP/CC-SCC/HĐGD do Văn phòng công chứng An Phát chứng nhận ngày 08/6/2011, trên cơ sở thông báo thụ lý của TAND TP. Hải Phòng ngày 22/7/2020 và căn cứ hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp đã ký kết.

Hiện bên Ngân hàng Quốc Tế đã có đơn phản tố gửi TAND TP. Hải Phòng vào ngày 4/8 về việc yêu cầu Khách hàng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản. Hiện, TAND TP. Hải Phòng đang xem xét và giải quyết vụ việc. Ngân hàng Quốc Tế cho biết.

Quan điểm của Luật sư Phạm Duy Hà, giám đốc Công ty luật TNHH PDH về vụ việc: Thứ nhất, việc ký kết các hợp đồng tín dụng và 1 hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không được thực hiện tại ngân hàng là vi phạm quy định Luật Công chứng 2006; Thứ 2, hợp đồng thế chấp quyến sử dụng đất được thực hiện với hộ gia đình theo quy định là phải lấy hết chữ ký của tất cả thành viên trên 15 tuổi trong hộ gia đình nhưng hợp đồng trên chỉ được vợ chồng ông Lê Văn Phích và bà Nguyễn Thị Lan Anh ký kết.

Điều 39 Luật công chứng 2006 quy định về địa điểm công chứng

1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...