Những con số “biết nói” về ung thư đại trực tràng
Những con số “biết nói” về bệnh ung thư đại trực tràng
Mỗi năm trên thế giới có trên 1.361.000 ca mắc ung thư đại trực tràng mới và 700.000 người tử vong. Tỷ lệ phát hiện bệnh muộn tới hơn 70% do ung thư đại trực tràng ít có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Đây là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở nữ, thứ 4 ở nam giỏi. Tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra cao đứng thứ 4 sau ung thư phổi, dạ dày và gan. Tuy nhiên, 90% trường hợp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm bằng sàng lọc định kỳ.
Sàng lọc ung thư ung thư định kỳ không chỉ giúp chữa khỏi bệnh mà còn giúp phòng ngừa ung thư đại trực tràng, bởi hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng đều bắt nguồn từ polyp nên việc phát hiện sớm và loại bỏ polyp có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
Sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí cho người dân
Mỗi người dân sẽ được phát bộ dụng cụ thử và hướng dẫn thực hiện tại nhà, sau đó chuyển tới bệnh viện. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, người dân cần đến ngay các bệnh viện chuyên qua ung bướu để làm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Ung thư đại trực tràng rất nguy hiểm, phát hiện muộn điều trị rất khó khăn, tốn kém và tỷ lệ tử vong cao. Nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng gây ra, nâng cao nhận thức của người dân về tầm soát phát hiện sớm ung thư, Bệnh viện ĐKQT đã phối hợp với Sở Y tế và TP.Hà Nội thực hiện chương trình tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí cho người dân Hà Nội. Chương trình sẽ diễn ra từ tháng 11, bắt đầu từ quận Tây Hồ.
Điều kiện để được sàng lọc miễn phí đó là những người từ 40 tuổi trở lên, thuộc các quận, thành Hà Nội.
Trong chương trình này, người dân sẽ được làm xét nghiệm tìm máu trong phân (FOBT - Fecal occult blood test). Tương tự như tên gọi của nó, đây là là xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu phân để phát hiện máu ẩn trong phân mà không nhìn thấy bằng mắt thường. Máu ẩn trong phân thường là kết quả của chảy máu bên trong ống tiêu hóa trên hoặc dưới. Do máu chảy chậm nên màu sắc của phân thay đổi rất khó nhận biết, mà cần quan sát trong phòng thí nghiệm.
Triệu chứng chảy máu trong phân có nhiều nguyên nhân gây ra như chảy máu trực tràng, polyp đại trực tràng, trĩ, viêm loét đại tràng, v.v. và đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng.
Bệnh viện Thu Cúc là một trong 3 đơn vị tại Hà Nội sở hữu hệ thống máy xét nghiệm phân OC – Sensor pledia - Nhật Bản hiện đại.
Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến và thường xuyên gây ra tình trạng máu ẩn trong phân trước khi chúng gây ra các triệu chứng khác như: đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, v.v. Bằng xét nghiệm đơn giản này, người dân có thể phát hiện bệnh ở rất sớm, thậm chí một số điều kiện tiền ung thư như polyp, từ đó điều trị kịp thời ngăn ngừa ung thư phát triển, hoặc chữa khỏi bệnh ung thư. Xét nghiệm FOBT chủ yếu được thực hiện để phát hiện ung thư đại trực tràng ở những người không có triệu chứng bệnh.
Để phục vụ việc chẩn đoán và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, bệnh viện Thu Cúc không ngừng đầu tư trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại. Hệ thống máy xét nghiệm phân OC – Sensor pledia (xuất xứ Nhật Bản), có khả năng phân tích 200 mẫu cùng một lúc, 320 mẫu/ giờ, khả năng lưu giữ kết quả cho 100.000 mẫu.
Đây là loại máy có thiết kế hiện đại, có chức năng cảm biến giúp nhận diện mẫu tự động theo mã hóa code, có số khe đựng chất thử nhiều, phù hợp với nhu cầu xét nghiệm lớn.
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là một xét nghiệm cơ bản để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, một số xét nghiệm và chẩn đoán khác cũng được dùng để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng bao gồm: Xét nghiệm dấu ấn ung thư, nội soi đại trực tràng, sinh thiết, v.v. Để giúp khách hàng biết chính xác tình trạng sức khỏe và sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói khám tầm soát ung thư đại trực tràng với thiết kế khoa học, đầy đủ các danh mục khám. Xem chi tiết về Gói tầm soát ung thư đại trực tràng Tại đây. Gọi ngay 1900 55 88 96/ hotline: 0904 970 909 để được tư vấn thêm về chương trình. |