Hàng Việt Nam lên ngôi, chiếm tỷ lệ 80% tại các siêu thị và 60% trên các kênh bán lẻ truyền thống

Nhìn lại chặng đường 15 năm ngành Công Thương thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động cho thấy hàng hóa Việt Nam đã có vị trí vững chắc tại thị trường trong nước…

Hàng Việt Nam lên ngôi, chiếm tỷ lệ 80% tại các siêu thị và 60% trên các kênh bán lẻ truyền thống

Sáng 12/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

THAY ĐỔI HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Số liệu công bố tại sự kiện cho thấy, sau 15 năm thực hiện cuộc vận động, hàng hóa Việt Nam dần khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước. Đồng thời cuộc vận động cũng giúp thói quen và hành vi của người tiêu dùng Việt Nam chuyển biến rõ nét.

Cụ thể, hàng Việt Nam được duy trì và tăng tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối trong nước, chiếm trên 80% tại các siêu thị và từ 60% trở lên tại kênh bán lẻ truyền thống. Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh và bền vững qua các năm.; doanh thu bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước.

z6023845561645-902c94686643575615538182fd5136da-1.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Nhìn chung, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, cuộc vận động đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần khai thác có hiệu quả thị trường nội địa, tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Theo đánh giá của “tư lệnh” ngành Công Thương, cuộc vận động được phát động trong tình hình mới, góp phần đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc và là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường.

TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ VIỆT

Cũng tại chương trình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhận định, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

z6024126841462-4a2f238d2422b5aeeabecf21156c7766.jpg
Phó Thủ tướng Lê Thành Long

Đánh giá cao kết quả ngành công thương đạt được, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; tiếp tục tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện cuộc vận động.

"Tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng tốt nhất và giá cả phù hợp nhất", Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng bày tỏ cũng mong muốn các đại biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ, sức sáng tạo để đạt được những mục tiêu cao hơn, khó hơn; để ngày càng có nhiều hơn những mặt hàng Việt Nam chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, để hàng Việt Nam chinh phục và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.

Là người được trực tiếp tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từ những ngày đầu, TS. Lê Việt Nga, Nguyên phó vụ trưởng vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương chia sẻ, từ những thành công tại thị trường trong nước, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục chuyển mình, vươn lên tầm thế mới, đó là “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, chuyển đổi từ lượng đến chất, từ tỷ lệ hàng Việt cung cấp cho thị trường đến chất lượng hàng Việt phục vụ thị trường.

Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển, Bộ Công Thương cũng đã vận động nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, nhiều nền tảng như TikTok, Shopee... “xắn tay” tham gia vào tuyên truyền về sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, mở các gian hàng Việt…

Trong khuôn khổ chương trình Gala, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thực tiễn về hành trình thực hiện cuộc vận động qua 3 phiên thảo luận: Tự hào hàng Việt Nam - Hành trình khát vọng; Sứ mệnh của hàng Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và Hàng Việt - Câu chuyện sức nước ngàn năm. Những nội dung chia sẻ thêm một lần nữa thổi bùng lên niềm tự hào, khát vọng phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam.

Hơn 500 đại biểu tham dự chương trình, đại diện cho các đơn vị trong ngành Công Thương quyết tâm phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc" như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, để đưa hàng Việt vào "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

dscf5373.jpg
Tại chương trình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao Kỷ niệm chương của Chương trình Gala 15 năm ngành công thương thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho các đơn vị, doanh nghiệp

Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được Bộ Chính trị phát động, triển khai thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…