HDBank dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt và tỷ lệ tối đa 15% bằng cổ phiếu

Sáng ngày 26/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP. HCM (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2023 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn điều lệ, tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị…
ngân hàng HDBank

Tại đại hội, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc HDBank cho biết, trong bối cảnh thách thức, ngân hàng HDBank đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp kinh doanh, thúc đẩy chuyển đổi số tạo sự phát triển đột phá và đạt được kết quả toàn diện.

Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản ngân hàng HDBank đạt 416.273 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2021. Tổng huy động vốn đạt 366.293 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021, đảm bảo ổn định thanh khoản và quản trị lãi suất tốt trước nhiều biến động thị trường.

Tổng dư nợ tín dụng đạt 268.157 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2021, đạt 105% kế hoạch. HDBank cũng là ngân hàng có tăng trưởng tín dụng hàng đầu trong ngành.

An toàn vốn, thanh khoản được đảm bảo với chỉ số chất lượng. Chỉ số an toàn vốn CAR (chuẩn Basel II) đạt trên 13,4%. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất (theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN) là 1,27%, trong đó riêng HDBank chỉ có 0,96%, tiếp tục ở mức thấp nhất toàn ngành.

Ngoài ra, ngân hàng HDBank đặc biệt ghi nhận lợi nhuận đến 10.286 tỷ đồng. Với con số ấn tượng này, HDBank đã hoàn thành 105% mục tiêu lợi nhuận của năm 2022, đồng thời chính thức gia nhập "câu lạc bộ" ngân hàng có lợi nhuận vượt 10.000 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như ROE và ROA lần lượt đạt 23,5% và 2,08%, cao hơn so với năm 2022 và vượt chỉ tiêu đại hội cổ đông giao.

Năm 2023, ngân hàng HDBank đặt mục tiêu đạt 520.024 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm các khoản nợ Chính phủ  và Ngân hàng Nhà nước, huy động tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ ủy thác đầu tư, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng) dự kiến đạt 459.398 tỷ đồng, tăng 25%.

Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 333.553 tỷ đồng, tăng 24% nhưng không vượt quá hạn mức do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tỷ lệ ROE và ROA dự kiến lần lượt là 24,5% và 2,3%.

Về phương án tăng vốn năm 2023, ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm tối đa 3.972,8 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành ESOP. Nếu thành công, tổng vốn điều lệ sẽ tăng từ 25.303 tỷ đồng lên 29.276 tỷ đồng trong năm 2023.

Cụ thể, HDBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3.772 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ phân phối là 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu phát hành thêm.

Nguồn vốn thực hiện lấy từ khoản mục lợi nhuận chưa phân phối tích lũy trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán sau khi trích lập các quỹ, đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.

Thêm vào đó, ngân hàng cũng tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng thông qua việc phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua vào năm 2021.

Một nội dung quan trọng khác, ngân hàng HDBank chủ trương góp vốn, mua cổ phần một công ty trong lĩnh vực chứng khoán để công ty đó trở thành công ty con của HDBank. Công ty trong lĩnh vực chứng khoán mà ngân hàng HDBank tham gia góp vốn, mua cổ phần cần đáp ứng các điều kiện: Được phép kinh doanh môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán; vốn điều lệ công ty trên 1.000 tỷ đồng theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất và có lợi nhuận 3 năm liên tiếp gần nhất.

Về nhân sự, ngân hàng HDBank đã công bố tờ trình miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Tâm, Thành viên Hội đồng quản trị theo nguyện vọng cá nhân. HDBank trình đại hội bầu bổ sung ông Phạm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027.

Ông Phạm Quốc Thanh sinh năm 1970, cử nhân Tài chính ngân hàng và cử nhân Ngoại ngữ. Ông từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại các ngân hàng như HSBC, ACB, ABBank, Techcombank... trước khi gia nhập HDBank năm 2013. Từ tháng 3/2020, ông Phạm Quốc Thanh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HDBank.

Như vậy, số lượng thành viên Hội đồng quản trị HDBank dự kiến vẫn giữ 10 thành viên, bao gồm ông Kim Byoungho, Chủ tịch Hội đồng quản trị; bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị thường trực; ba Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị gồm ông Lưu Đức Khánh, ông Nguyễn Thành Đô và ông Nguyễn Hữu Đặng; các thành viên còn lại ông Chu Việt Cường, ông Lim Peng Khoon,  ông Phạm Quốc Thanh và ông Lê Mạnh Dũng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...