Hết tiền: 'Ông lớn' nhà nước rút lui, Trung Quốc, Thái Lan muốn nhảy vào

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhà nước xin rút khỏi các dự án quy mô lên đến hàng tỷ đô la. Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Thái Lan,... là những ứng viên tiềm năng thay thế các doanh nghiệp này.
Hết tiền: 'Ông lớn' nhà nước rút lui, Trung Quốc, Thái Lan muốn nhảy vào

Việt Nam hiện có 2 nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn

Petrolimex xin rút khỏi dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong

Từ năm 2008, Petrolimex và các đối tác đã đăng ký đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (Khánh Hoà) với số vốn dự kiến ban đầu khoảng 4,4-4,8 tỷ USD. Nhà máy sử dụng 300 ha mặt đất và 300 ha mặt biển; công suất thiết kế đạt 200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm.

Đến cuối năm 2014, Tập đoàn JX Nippon Oil & Energy đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược với Petrolimex, là cơ sở để hai bên liên doanh triển khai dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong.

Nhưng, tại buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Tập đoàn Petrolimex diễn ra ngày 25/9, Petrolimex đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp dừng thực hiện dự án tổ hợp lọc hoá dầu Nam Vân Phong, với lý do chính là tập trung vốn đầu tư các dự án quan trọng khác.

Đại diện Vụ Công nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, vào hồi tháng 1 năm nay, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương xem xét các đề xuất về chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư mong muốn khi thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong lúc Bộ Công Thương chưa báo cáo mà Petrolimex đã muốn rút lui, thì cần báo cáo cụ thể.

Cho ý kiến về nội dung này tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói Bộ này đồng tình với đề xuất dừng dự án mà Petrolimex nêu ra. “Đây cũng là kiến nghị của Bộ Tài chính tại văn bản khi tham gia góp ý cho dự án này trước đây”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu nhắc lại quá trình về thay đổi công suất, thu xếp vốn, xin cơ chế ưu đãi,... của dự án, và cho rằng lý do chính khiến Tập đoàn muốn dừng dự án nằm ở năng lực tài chính.

Ông Hiếu cũng nêu quan điểm, cả nước đã có hai nhà máy lọc dầu rất lớn là Dung Quất và Nghi Sơn, nên việc có thêm một dự án tương tự cho mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng không phải quá cấp thiết như trước.

Tập đoàn Dầu khí rút chân khỏi nhiều dự án tỷ đô

Một dự án khác cũng chung cảnh tương tự là dự án hóa dầu Long Sơn. Dự án hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) được cấp phép đầu tư năm 2008 với vốn đầu tư 3,7 tỷ USD. Ban đầu, đây là dự án liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn SCG của Thái Lan.

Sau khi Tập đoàn Hóa chất rút lui thì Tập đoàn QP của Qatar vào thế chỗ. Tuy nhiên, vì một số khúc mắc trong nội bộ nhà đầu tư của Qatar (đó là việc sáp nhập QPI - đối tác góp vốn vào hóa dầu Long Sơn vào công ty mẹ - QP) cho nên nhà đầu tư này đã rút khỏi dự án hóa dầu Long Sơn.

Ngay sau khi nhà đầu tư Qatar rút lui, Tập đoàn SCG hồi đầu năm 2017 đã mua lại phần vốn vay của nhà đầu tư Qatar Petroleum để nâng tỷ lệ nắm giữ tại dự án này lên 71%. Từ số vốn ban đầu 3,7 tỷ USD, đến nay vốn đầu tư của dự án đã tăng lên 5,4 tỷ USD. Tập đoàn SCG và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là hai cổ đông lớn nhất tại dự án, trong đó PVN chiếm 29%, còn SCG chiếm 71%.

Theo PVN, vướng mắc lớn nhất của dự án thời gian qua là thu xếp phần vốn vay của tập đoàn trong liên doanh, về thủ tục phê duyệt các gói thầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ ký kết hợp đồng EPC và tiến độ triển khai của dự án.

Trước tình trạng hiện tại của dự án, ngày 20/12/2017, phía SCG đã có thư đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép SCG mua lại toàn bộ phần vốn góp của PVN tại LSP kèm theo một số điều kiện để có thể triển khai thuận lợi.

Sau đó, cuối tháng 5/2018, Công ty Siam Cement thuộc tập đoàn SCG của Thái Lan đã ký hợp đồng với PVN để mua nốt 29% cổ phần tại dự án hóa dầu Long Sơn. Sau giao dịch, SCG chính thức sở hữu 100% dự án hóa dầu Long Sơn.

Cách đây ít lâu, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc chuyển giao chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Long Phú III từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sang cho nhà đầu tư Trung Quốc. Nhiệt điện Long Phú III có công suất 1.800 MW, địa điểm tại Trung tâm điện lực Long Phú (Sóc Trăng)

Nói lý do chuyển giao dự án, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng do PVN được giao làm chủ đầu tư 4 dự án nhiệt điện (Thái Bình II, Long Phú I, Sông Hậu 1, Long Phú III), 7 dự án nhiệt điện khí nên cần số lượng lớn, trong khi PVN đang tập trung triển khai các dự án khí quan trọng là Lô B và Cá Voi Xanh.

Nếu tiếp tục thực hiện Long Phú III sẽ phát sinh một số vấn đề khó khăn nên PVN muốn giao cho nhà đầu tư khác trong, ngoài nước. PVN mong muốn chủ đầu tư tiếp nhận dự án Long Phú III hoàn trả cho PVN chi phí các hạng mục dùng chung và chi phí đã đầu tư tới thời điểm bàn giao.

Theo Hà Duy/Vietnamnet

>> Tự tin thống lĩnh thị trường xăng dầu, Petrolimex dự kiến nộp ngân sách 45 nghìn tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...