Him Lam đã thoái hết 15% vốn khỏi LienvietPostBank

Chiều 26/6, Ngân hàng Liên Việt (LienvietPostBank, mã: LPB) công bố thông tin về cổ đông lớn Công ty cổ phần Him Lam đã không còn là cổ đông lớn sau khi đã chuyển nhượng xong 14,98% vốn điều lệ ngân h
Him Lam đã thoái hết 15% vốn khỏi LienvietPostBank

Sau khi ông Dương Công Minh từ nhiệm Chủ tịch LienvietPostBank, Him Lam cũng thoái sạch vốn khỏi ngân hàng 

Theo báo cáo do Tổng giám đốc Dương Công Hùng kí, ngày 23/6/2017 vừa qua, Him Lam đã âm thầm chuyển nhượng hết 96,77 triệu cổ phần, chiếm 14,98% vốn điều lệ LienvietPostBank.

Sau nhiều đồn đoán về sự ra đi của ông Dương Công Minh để nhắm tới một nhà băng lớn hơn, đến giờ nhóm cổ đông Him Lam đã chính thức rút khỏi LienvietPostBank sau 9 năm gắn bó, nhường chỗ cho những nhà đầu tư tiềm năng mới.

Hiện, danh tính của nhà đầu tư nào mua lượng lớn 96,77 triệu cổ phiếu mà Him Lam thoái vốn vẫn chưa lộ diện. Theo giá LPB giao dịch trên thị trường OTC quanh mức 11.800 -12.000 đồng/CP, ước tính Him Lam đã thu về khoảng 1.141-1.161 tỷ đồng từ đợt thoái vốn khủng hôm 23/6 vừa qua.

Trước đây, tháng 3/2008 tập đoàn bất động sản nổi tiếng Him Lam do ông Dương Công Minh làm chủ tịch đã góp vốn đầu tư vào ngân hàng Liên Việt trong định hướng mở rộng kinh doanh vào mảng tài chính, ngân hàng… Với vốn điều lệ ban đầu 3.300 tỷ đồng, nhiều năm qua, LienvietPostBank đã thực hiện tăng vốn lên mức hơn 6.460 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại.

Cổ đông lớn Him Lam cũng không ngừng gia tăng sở hữu tại ngân hàng, lên mức 67,42 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng tỷ lệ 10,436% (hồi năm 2013) và lên 14,99% trước khi thoái hết vốn.

Ngoài Him Lam, ngân hàng này còn có các cổ đông sáng lập khác là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Tại LienvietPostBank, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Him Lam đang đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiều năm liền cho đến khi từ nhiệm vào ngày 31/5/2017 vừa qua.

Song song với sự ra đi của ông Dương Công Minh là sự trở về của ông Nguyễn Đức Hưởng, đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng LienvietPostBank. Trước đó ông Hưởng đã từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch LienvietPostBank để ứng cử bầu vào HĐQT của Sacombank, song đến phút chót ông Hưởng rút lui khỏi danh sách này mà không rõ lý do. 

Động thái đáng chú ý, ngày 21/6 tức 2 ngày trước khi Him Lam chuyển nhượng hết 96,77 triệu cổ phần, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc LienvietPostBank Phạm Doãn Sơn tiếp tục đăng kí mua hơn thêm 6,5 triệu cổ phiếu sau khi đã gom xong 5,18 triệu cổ phiếu hồi đầu tháng 6. Phương thức giao dịch là mua bán trực tiếp. Ước tính số tiền ông Sơn chi ra để gom số cổ phiếu này khoảng hơn 50 tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, sở hữu của CEO Phạm Doãn Sơn sẽ tăng lên 11,82 triệu cổ phiếu.

Cùng đó, Phó Tổng Giám đốc Bùi Thái Hà cũng đăng ký mua 5,2 triệu cổ phiếu thông qua mua bán trực tiếp từ ngày 22/6/2017.

Tổng cộng khối lượng mua của hai lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này rơi vào khoảng 18,8 triệu cổ phiếu, chỉ chiếm khoảng 1/5 khối lượng thoái vốn của cổ đông Him Lam.

Cho đến giờ, nhóm nhà đầu tư nào đã mua hết 14,99% cổ phần thoái vốn từ tay Him Lam vẫn còn là ẩn số.

 >> Ông Dương Công Minh bất ngờ từ nhiệm chức Chủ tịch LienVietPostBank

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...