Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019: Vì một thập kỷ phát triển bền vững hơn

Tập trung chia sẻ các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế phi phát thải và thúc đẩy mô hình kinh tế bền vững, Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019 được kỳ vọng góp phần tích cực vào chiến lư
Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019: Vì một thập kỷ phát triển bền vững hơn

Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với sự tham dự của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng hơn 700 đại biểu đại diện cho các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Bộ ngành, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu cùng các tổ chức quốc tế.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ và đạt được nhiều kết quả, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam cũng luôn thể hiện cam kết mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững với 115 chỉ tiêu và lồng ghép vào tất cả các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững nếu không hành động đúng đắn, quyết liệt, đồng bộ từ tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, mọi người dân với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. “Tất cả cùng chung tay, cùng nỗ lực để thực hiện thắng lợi Mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc”.

Chủ trì và phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng khẳng định, sẽ có một nghị quyết về phát triển bền vững năm 2019 với những nội dung mới hơn, sát thực tế hơn trong bối cảnh mới. Thủ tướng đánh giá, những ý kiến đóng góp là sắc sảo và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

“Phát triển bền vững vừa là nhu cầu cấp bách vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển. Do đó, chủ trương phát triển bền vững đã được nhất quán và lồng ghép xuyên suốt trong mọi chương trình, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, phát triển nhanh, phát triển cao nhưng phải bền vững. “Vì không phát triển nhanh là sẽ tụt hậu, đi sau các nước, phải phát triển tốc độ cao để nâng cao vị thế Việt Nam. Nhưng phải khẳng định phát triển phải bền vững”. 

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI kiêm Chủ tịch VBCSD cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu để ra, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân và tăng cưởng quan hệ đối tác công tư hướng tới thập niên phát triển bền vững hơn. "Ccần có các giải pháp thúc đẩy quan hệ đối tác công tư (PPP) mạnh mẽ hơn nữa, như sớm ban hành Luật đầu tư theo hình thức PPP, thay đổi mô hình PPP hiện nay - các cơ quan quản lý PPP phải thay đổi cách thức quản lý và nâng cao năng lực để tạo điều kiện cho đầu tư theo hình thức PPP, thu hút các nhà đầu tư mới, và phát huy hiệu quả vai trò của ủy ban Quan hệ Đối tác Công-Tư trong việc thúc đẩy PPP bền vững", ông Lộc chia sẻ. 

Ông Daniel Duilitzky - Giám đốc Chương trình Phát triển con người khu vực Đông Á Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới cho rằng, mặc dù hiện nay, Việt Nam đang thực hiện tốt chỉ số về Vốn nhân lực nhưng đồng thời cũng đang phải đối mặtvoiws hai thách thức chính trong đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao. "Đó là cần thu hẹp khoảng cách của các nhóm dân tọc thiểu số và tăng cường phát triển lực lượng lao động", ông Daniel khẳng định. 

Với việc thảo luận chuyên sâu về sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn trong thập kỷ 202 - 2030 - mô hình trăng trưởng liên ngành ưu việt, sự cải tiến trong nguyên lý thiết kế, sử dụng nguyên vật liệu; nhu cầu thực tiến và định hướng chính sách tđể phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quan hệ đối tác công tư... cũng như tập trung chia sẻ các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế phi phát thải và thúc đẩy mô hình kinh tế bền vững như chia sẻ về đột phá khoa học công nghệ trong tiến trình phát triển bền vững; về xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam; về nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân, Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019 được kỳ vọng góp phần tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021- 2030 của Việt Nam.

Bên cạnh đó, hội nghị còn mang đến những thông tin và kiến nghị hữu ích từ đại diện cộng đồng doanh nghiệp về: Ứng dụng tư duy kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn sản xuất- kinh doanh; kết hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) vào chiến lược đầu tư: Xu hướng của các nhà đầu tư có trách nhiệm; Tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội thông qua thực hiện phát triển bền vững - Kinh nghiệm tốt từ doanh nghiệp; Tăng cường năng lực doanh nghiệp theo định hướng hiện đại và nhân văn…

>> Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…