Hôm nay, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7

Hôm nay 1/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ bàn về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2019.
Hôm nay, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7

Chính phủ sẽ thảo luận tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 51/NQ-CP về cơ cấu lại NSNN, nợ công; phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai Luật lâm nghiệp và Chỉ thị số 13-CT/TW và Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn…

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2019 tăng 0,18% so với tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 2,61% so với cùng kỳ, là mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá (9,4%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao 10,7%.

Vốn FDI thực hiện đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Hơn 79.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Có 24,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 30%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng tăng cao (11,6%), sức mua tiêu dùng tăng cao, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào. Khách quốc tế tháng 7/2019 đã tăng trở lại, đạt hơn 1,3 triệu lượt, tính chung 7 tháng đạt 9,8 triệu lượt, tăng 7,9%.

Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 145 tỷ USD, tăng 7,5%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 5,6%; tỷ trọng của khu vực trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% (cùng kỳ là 29%). Xuất siêu 1,8 tỷ USD.

Bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức như nắng nóng kéo dài gây hạn hán ở một số địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng lúa và trồng rừng tập trung, gây ra hàng loạt vụ cháy rừng ở khu vực bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế, lây lan trên diện rộng.

Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm. Vốn đầu tư từ NSNN vẫn chưa cải thiện nhiều khi tiếp tục đạt mức tăng thấp. Thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Các thành viên Chính phủ sẽ phân tích tình hình, thảo luận và đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm “bứt phá” 2019.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…