Hơn 13 triệu người đã xác thực sinh trắc học, sẵn sàng giao dịch ngân hàng trên 10 triệu đồng

Sau yêu cầu bắt buộc phải xác thực sinh trắc học, tỷ lệ giao dịch ngân hàng trên 10 triệu đồng tăng vọt...

Việc áp dụng phương thức xác thực giao dịch bằng sinh trắc học được coi là biện pháp giúp người dân nâng cao nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ tài sản của mình
Việc áp dụng phương thức xác thực giao dịch bằng sinh trắc học được coi là biện pháp giúp người dân nâng cao nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ tài sản của mình

Theo quy định mới nhất, từ ngày 1/7, các giao dịch chuyển khoản trực tuyến 10 triệu đồng trở lên hoặc quá 20 triệu mỗi ngày bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học.

Nhằm đáp ứng quy định này, các tổ chức tín dụng và trung gian thanh toán chuẩn bị kỹ lưỡng để về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy trình nội bộ, công tác tư vấn, hướng dẫn khách hàng tới công tác thông tin truyền thông.

Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên quyết định có hiệu lực đã phát sinh một số tình huống ảnh hưởng đến các giao dịch chuyển tiền và gây tâm lý “khó chịu” nhất định cho khách hàng, như: nghẽn mạng, hệ thống không nhận diện được khách hàng, khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chip; điện thoại không có chức năng NFC…

Sau những “trục trặc” ban đầu, đến nay, các giao dịch chuyển tiền của khách hàng đã trở lại bình thường và thông suốt.

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến 22h ngày 2/7, việc chuyển tiền diễn ra hoàn toàn bình thường so với các ngày khác, tỷ lệ số món chuyển tiền trên 10 triệu đồng là 8,24%, cao hơn mức bình quân trong tháng 6/2024 (8%).

Tính đến nay, tổng số người dân đã làm xác thực sinh trắc học xong là 13 triệu lượt người sẵn sàng làm giao dịch trên 10 triệu đồng, trong khi mỗi ngày chỉ có 1,8 triệu món giao dịch trên 10 triệu đồng.

Cụ thể, số lượng giao dịch chuyển tiền trực tuyến có giá trị trên 10 triệu đồng trong ngày 2/7 là hơn 1,8 triệu món, giá trị giao dịch đạt 136.270 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 8,4% trên tổng số lượng giao dịch chuyển tiền trên toàn hệ thống. Còn trong ngày 1/7, các con số này lần lượt là: hơn 1,7 triệu món, 133.213 tỷ đồng và 8,01%.

Còn trong tháng 6 (trước khi Quyết định 2345 có hiệu lực), tỷ lệ bình quân số món chuyển trên 10 triệu đồng trong tháng chỉ đạt 8,0%. Ví dụ như: ngày 30/6, số lượng giao dịch chuyển tiền trực tuyến có giá trị trên 10 triệu đồng là hơn 1,2 triệu món, giá trị giao dịch đạt 66.408 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6,12% trên tổng số lượng giao dịch chuyển tiền trên toàn hệ thống; hay trong ngày 29/6, các con số này lần lượt là: hơn 1,6 triệu món, 103.517 tỷ đồng và 7,46%; ngày 27/6 là: hơn 2 triệu món, 174 tỷ đồng và 8,89%;... ngày 1/6 là: hơn 1,5 triệu món, 88.786 tỷ đồng và 6,9%; ngày 2/6 là: gần 1,9 triệu món, 54.149 tỷ đồng và 5,62%.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chuẩn bị sẵn phương án xử lý khó khăn khi xác thực sinh trắc học từ 1/7

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chuẩn bị sẵn phương án xử lý khó khăn khi xác thực sinh trắc học từ 1/7

Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để hướng dẫn triển khai Quyết định 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...