Hơn 1,92 tỷ cổ phiếu SHB giao dịch trên HOSE, tiếp tục tăng vốn lớn

Sáng nay 11/10, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức niêm yết hơn 1,92 tỷ cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), tương ứng vốn điều lệ 19.260 tỷ đồng.
Hơn 1,92 tỷ cổ phiếu SHB giao dịch trên HOSE, tiếp tục tăng vốn lớn

Sau 12 năm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ngân hàng SHB đã quyết định chuyển sàn giao dịch cổ phiếu sang HoSE.

Với giá tham chiếu cho ngày đầu giao dịch là 28.900 đồng/cp, mã SHB nhanh chóng tăng mạnh lên mức 30.300 đồng/cp, tăng 4,84% so với giá chào sàn. Khối lượng giao dịch đạt hơn 50 triệu đơn vị. Trước đây, cổ phiếu SHB luôn nằm trong nhóm những cổ phiếu có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản cao trên sàn HNX, thông tin minh bạch và ảnh hưởng tích cực đến diễn biến của thị trường.

Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB, ông Đỗ Quang Hiển cho biết: “Thời điểm này đang hội tụ đầy đủ các yếu tố về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, sự kiện SHB giao dịch tại HoSE đánh dấu hành trình mới của ngân hàng. SHB tin tưởng sẽ mang đến một luồng gió mới, cảm hứng mới tràn đầy khí thế trên HoSE. Uy tín và năng lực tài chính vững mạnh của SHB cùng lợi thế của HoSE sẽ mang lại sức mạnh cộng hưởng, mở ra triển vọng mới cho cổ phiếu SHB, đặc biệt gia tăng sự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược lớn nước ngoài có chung tầm nhìn và chiến lược dài hạn, đưa ngân hàng bứt phá tăng trưởng, đồng thời mở rộng kênh huy động nguồn vốn trung và dài hạn, phát triển an toàn, bền vững”. 

Mới đây, SHB đã thoái vốn công ty tài chính tiêu dùng, mang lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông và ngân hàng.

Trong năm 2021, SHB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 26.674 tỷ đồng. Với nguồn vốn dồi dào, SHB sẽ ngày càng đáp ứng tốt hơn nữa các chuẩn mực quốc tế, hướng tới Basel III. Mặt khác, SHB đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và là nơi hội tụ những nhân tài về công nghệ trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao, cho thấy quyết tâm cao độ trong việc hiện đại hóa ngân hàng.

Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận SHB tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 10%.    

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán các năm 2019, 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trong năm 2019 và 2020 lần lượt đạt hơn 27.682 tỷ đồng và 31.287 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt hơn 2.417 tỷ đồng và 2.607 tỷ đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm 2021, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của Ngân hàng SHB đạt hơn 16.486 tỷ đồng tương ứng lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.548 tỷ đồng.

Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của SHB đạt 458.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm đầu năm và hoàn thành đến 99,5% kế hoạch ĐHCĐđề ra. Đáng chú ý, tỉ lệ nợ xấu (NPL) riêng lẻ của SHB được kiểm soát ở 1,87%, tỉ lệ nợ xấu hợp nhất ở mức 2%, tăng so với năm 2020 do tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại hai quốc gia Lào và Campuchia, ảnh hưởng đến việc phân loại nợ của hai ngân hàng con của SHB tại đây.

Ngân hàng đã phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro thêm 14% lên tới mức 2.258 tỉ đồng, khiến cho lợi nhuận bị giảm đáng kể. SHB cho biết sẽ đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của Vinashin và mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC trước hạn ngay trong năm 2021.

Xem thêm

SHB được chấp thuận tăng vốn thêm hơn 7.400 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn thêm hơn 7.400 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ thêm tối đa 7.413 tỷ đồng thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...