Hơn 290.000 thương hiệu tham gia lễ hội mua sắm toàn cầu 11/11 lần thứ 13

Tại buổi họp báo báo trực tuyến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để giới thiệu Lễ hội Mua sắm toàn cầu 11/11 lần thứ 13 (11/11 hay Lễ hội ), ông Chris Tung - Giám đốc Tiếp thị của Tập đoàn Alibaba cho biết, đây là con số cao nhất trong lịch sử của 11/11.
Hơn 290.000 thương hiệu tham gia lễ hội mua sắm toàn cầu 11/11 lần thứ 13

Theo đó, Lễ hội năm nay được ban lãnh đạo Tập đoàn Alibaba định vị là lế hỗi lớn nhất từ trước đến nay nhằm hỗ trợ người bán hàng trong dịp này.

Trong bài phát biểu khai mạc của mình, ông Chris Tung đã chia sẻ về quá trình phát triển của Lễ hội. Từ sự khởi đầu khiêm tốn cách đây 13 năm, Lễ hội nay đã trở thành một sự kiện mua sắm hàng năm và hiện tượng toàn cầu.

Năm nay, Lễ hội ghi nhận hơn 290.000 thương hiệu tham gia, cao nhất trong lịch sử của 11/11. Cùng với đó là hơn 14 triệu khuyến mãi cho hơn 900 triệu người tiêu dùng. Đây là cơ hội để người tiêu dùng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu quốc tế.

Sự chuyển hướng tập trung vào tính toàn diện và bền vững cũng góp phần làm cho 11/11 năm nay trở nên có ý nghĩa hơn, nâng cao tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của Lễ hội trong việc khuyến khích các hoạt động bền vững và thúc đẩy sự hoà nhập trong xã hội.

“Trong giai đoạn đầu của 11/11, tập đoàn Alibaba tập trung vào sự tăng trưởng, giống như cách mà các bậc cha mẹ tập trung phát triển chiều cao và sức khoẻ của một đứa trẻ. Nhưng khi đứa trẻ trở thành thiếu niên, cha mẹ chuyển trọng tâm sang việc nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của chúng. Giờ đây, 11/11 đã trở thành một “thiếu niên trưởng thành”, điều quan trọng đối với tập đoàn Alibaba hiện nay là phải tập trung vào việc xây dựng hệ thống giá trị của mình, từ đó tìm thấy khả năng tạo ra giá trị cho cộng đồng và xã hội nói chung”, ông Chris Tung chia sẻ.

Lễ hội năm nay, Tập đoàn Alibaba cũng đưa ra các đề xuất mới tập trung vào tính bền vững và lợi ích xã hội như chương trình “Xanh hóa” và “Hàng hóa cho những điều tốt đẹp” (Goods for Good).

Cụ thể, Tmall lần đầu tiên giới thiệu một danh mục hiển thị chuyên biệt nhằm giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và gây ít tác động đến môi trường, cũng như phát hành các phiếu mua hàng “xanh” với tổng giá trị là 100 triệu NDT (khoảng 356 tỉ đồng) để khuyến khích các đơn hàng góp phần vào lối sống thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, Tập đoàn Alibaba sẽ hợp tác cùng các thương thiệu năm nay để phát triển những sản phẩm mới ít thải ra khí carbon vào môi trường và tạo ra các loại bao bì tái chế, không nhựa. Đơn vị logistics của Tập đoàn Alibaba, Mạng lưới Cainiao cũng đã triển khai hơn 60.000 trạm thu gom và tái chế bao bì trên khắp Trung Quốc và 10.000 Trạm Bưu điện Cainiao, nơi người dùng có thể tái sử dụng bao bì bưu kiện.

“Alibaba đã và đang tập trung vào các sáng kiến ​​xanh kể từ Lễ hội mua sắm giữa năm 618 năm nay, và 11/11 không chỉ được coi là sự kiện tiêu dùng mà còn là cơ hội lớn để đổi mới trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon”, đại diện Alibaba cho biết.

Về chương trình Goods for Good, ra mắt vào năm 2006, chương trình đã hỗ trợ người bán quyên góp một phần doanh số bán hàng của họ cho các tổ chức từ thiện mà họ lựa chọn.Trong 15 năm qua, chương trình “Hàng hóa cho những điều tốt đẹp” đã hỗ trợ cộng đồng với hơn 43 triệu lượt giúp đỡ.

Một số dự án đáng chú ý của chương trình bao gồm hỗ trợ y tế hơn 3 triệu lượt, lắp đặt hệ thống lọc nước tại hơn 200 trường học nông thôn và cung cấp gần nửa triệu bữa ăn miễn phí cho người già neo đơn trên khắp đất nước.

Ngoài ra, với nỗ lực nâng cao tính toàn diện – một trong những trọng tâm của năm nay, ứng dụng Taobao đã ra mắt “chế độ cho người cao tuổi” vào tháng 10 trước dịp Lễ hội 11/11. Chế độ này sẽ hỗ trợ người cao tuổi mua sắm trên nền tảng với các tính năng bao gồm kích thước phông chữ và biểu tượng lớn hơn, tính năng điều hướng được đơn giản hoá, và công nghệ hỗ trợ bằng giọng nói.

“Tôi tin rằng giá trị mà Lễ hội 11/11 mang lại không chỉ là con số GMV. Chúng tôi thực sự lạc quan về kết quả của Lễ hội, nhưng trên hết, thông qua 11/11, Tập đoàn Alibaba muốn khẳng định cam kết trong việc xây dựng tương lai cho nền kinh tế và tiêu dùng trực tuyến. Đây là dịp tận dụng tốt nhất các công nghệ mới của tập đoàn Alibaba để hỗ trợ các thương hiệu và nhà bán hàng trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện hiệu quả hơn. Những công nghệ tiên tiến nhất sẽ được tận dụng để định hình tương lai.

Chúng tôi cũng chuyển mục tiêu từ tập trung tăng trưởng GMV sang tăng trưởng bền vững. Một ví dụ chính là việc chúng tôi đang tập trung thúc đẩy chương trình “xanh” hóa nhằm khai thác công nghệ xanh, để đạt được sự tăng trưởng bền vững cùng với các đối tác thương hiệu. Lễ hội 11.11 với tầm ảnh hưởng và phạm vi tiếp cận sẽ không chỉ thúc đẩy doanh số bán hàng, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang lối sống tiêu dùng bền vững - đây là mục tiêu quan trọng đối với tập đoàn Alibaba”, ông Chris Tung chia sẻ.

3 định hướng chính cho Lễ hội mua sắm năm nay:

Mở sớm đơn đặt hàng trước (pre-sale): Tiếp nối năm 2020, 11/11 năm nay cũng sẽ có hai đợt bán hàng để người tiêu dùng tận hưởng niềm vui nhân đôi. Ngoài ra, khung thời gian mở bán sớm năm nay sẽ bắt đầu từ 8 giờ tối theo giờ Trung Quốc tức sớm hơn bốn tiếng so với truyền thống, vì vậy khách hàng không phải thức khuya để bắt đầu mua sắm.

Giới thiệu các chương trình giảm giá và ưu đãi lớn hơn: Lễ hội năm nay bao gồm nhiều đợt giảm giá ở nhiều cửa hàng hơn, để giúp khách hàng được hưởng chiết khấu sâu hơn khi gộp đơn hàng mua từ nhiều cửa hàng.

Ra mắt các tính năng chia sẻ trên mạng xã hội: Thấu hiểu xu hướng người tiêu dùng về việc chia sẻ các sản phẩm mà họ đã mua trong dịp 11/11, cũng như mong muốn nhận được thông tin về các ưu đãi tốt từ những người mua hàng khác, tập đoàn Alibaba đã giới thiệu tính năng cho phép họ chia sẻ giỏ hàng trên mạng xã hội của người dùng. Tính năng này đã được phát hành từ ngày 27/10.

Xem thêm

Tập đoàn Alibaba khởi động chiến dịch thúc đẩy các doanh nhân Việt Nam tái định nghĩa tư duy “Kinh doanh xuyên biên giới”

Tập đoàn Alibaba khởi động chiến dịch thúc đẩy các doanh nhân Việt Nam tái định nghĩa tư duy “Kinh doanh xuyên biên giới”

Tập đoàn Alibaba vừa công bố khởi động chiến dịch thúc đẩy tư duy mới để nuôi dưỡng các tài năng Internet và thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, đồng thời phá bỏ rào cản vươn tới các cơ hội toàn cầu để khai phóng tiềm năng thực sự của các doanh nhân.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…