Chính vì thế, các đảo sở hữu tiềm năng du lịch nhưng chưa đông dân cư như đảo Hòn Thơm đang trở thành đích ngắm của hàng triệu người.
Đảo du lịch và “công thức” đổi đời
Đứng dầu danh sách những hòn đảo thịnh vượng trên thế giới không thể không nhắc đến Iceland. Thu nhập của người Iceland cao thứ 7 thế giới vào năm 2016 (GDP/đầu người ở mức 65.871 USD).
Tuy nhiên, du khách đến Iceland ngày nay khó có thể tưởng tượng được cuộc sống nghèo khó của cư dân trên đảo trước khi biết làm du lịch. Khi đó, kinh tế của Iceland chủ yếu dựa vào đánh bắt cá và sản xuất các sản phẩm từ cá. Nhờ nhiều lần cải cách nền kinh tế, chú trọng phát triển du lịch, Iceland đã lột xác nhanh chóng. Từ một quốc đảo nhỏ bé sống bằng nghề cá, Iceland đã trở thành hòn đảo giàu có và yên bình bậc nhất châu Âu.
Một đảo du lịch giàu có nổi tiếng khác là Bali của Indonesia. Trước khi trở thành “hòn đảo thiên đường”, “viên ngọc quý của Indonesia”, Bali từng là nơi có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất Indonesia. Cho đến khi chính phủ nước này quyết định cải cách kinh tế, thực hiện chiến dịch quảng bá Bali là hòn đảo du lịch quốc tế, Bali đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Năm 1969, Bali chỉ đón 11.000 khách du lịch, thì 10 năm sau – năm 1979, hòn đảo này đã đón lượng khách tăng trưởng gấp hơn chục lần, 120.000 khách. Và đến năm 2003, trong số 4.648.687 khách nước ngoài đến Indonesia, thì 50% du khách dành kỳ nghỉ ở Bali xinh đẹp. Theo một thống kê của Global Property Guide, du lịch đã đóng góp tới 80% cho nền kinh tế Bali.
Nếu không nắm bắt cơ hội phát triển du lịch, Bali chắc chắn không thể có những bước đột phá thần kỳ như thế. Và chính du lịch Bali đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP hàng năm của Indonesia, cũng như đem lại cuộc sống sung túc, thịnh vượng cho cư dân trên đảo.
Phú Quốc: làng chài nghèo hóa thiên đường nghỉ dưỡng
Công thức “đổi đời” nhờ du lịch từ những hòn đảo giàu có hàng đầu thế giới cũng lặp lại ở đảo Ngọc Phú Quốc của Việt Nam. Nhiên đưứ vrên đưức” ly bứt pdù xinh đc” ly bứt phálà vùng đp hoang sơ và nghèo nàn, người dân sống phụ thuộc vào nghề đi biển và trồng trọt. Dựa hoàn toàn vào thiên nhiên để mưu sinh nên “nồi cơm” của họ cũng bấp bênh theo thời tiết.
Du lịch ở Phú Quốc cách đây khoảng 1 thế kỷ gần như là tự phát. Năm 2009, Phú Quốc đón vỏn vẹn 217.000 khách, gồm 53.000 khách quốc tế. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, du khách chỉ tắm biển, thưởng thức hải sản và thăm nhà tù Phú Quốc rồi về, khiến 72 cơ sở lưu trú bình dân với gần 1.500 buồng chưa khi nào được lấp đầy.
Tiềm năng của đảo Ngọc chỉ thực sự được đánh thức sau khi địa phương này quyết định lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư. Với sự góp mặt của các nhà đầu tư lớn như Sun Group, Vingroup… Phú Quốc đã nhanh chóng “lột xác” về hạ tầng giao thông và du lịch, bứt phá về tăng trưởng kinh tế.
Từ chỗ nhạt nhòa ngay trong nước, Phú Quốc nay đã định vị là điểm đến hạng sang trên bản đồ du lịch, nghỉ dưỡng khu vực và thế giới với hàng loạt công trình, sản phẩm đẳng cấp, trong đó phải kể đến hệ sinh thái tỷ USD ở Nam đảo do Tập đoàn Sun Group đầu tư. Nhờ sự góp mặt của những công trình nổi tiếng như khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc Resort, tổ hợp du lịch biển Sun World Hon Thom Nature Park…, năm 2019, Phú Quốc không chỉ đón đám cưới triệu USD của tỷ phú Ấn Độ, mà còn đón hơn 5,1 triệu lượt khách, góp phần chính vào khoản doanh thu gần 19.000 tỷ đồng từ du lịch của Kiên Giang.
Du lịch tăng trưởng mạnh khiến cuộc sống của người dân đảo Ngọc ngày thêm sung túc. Năm 2017, GDPR bình quân đầu người tại đảo Ngọc đạt 5.149 USD, gấp 2 lần trung bình của tỉnh. GDP bình quân hàng năm của Phú Quốc giai đoạn 2010-2017 tăng 38,5%/năm, gấp 3,7 lần tốc độ tăng trưởng của tỉnh Kiên Giang và gấp khoảng 6 lần cả nước. Phú Quốc cũng đã thu hút người dân từ khắp nơi về định cư, hàng ngàn người đã và đang có cuộc sống sung túc trên hòn đảo này.
Và xu hướng di dân ra các đảo du lịch mới
Gần đây, khi dân số ngày càng tăng nhanh, những khu vực như trung tâm thị trấn Dương Đông bắt đầu quá tải. Cục diện du lịch trên đảo đã thay đổi, không còn tập trung ở Bắc, Trung đảo mà ly tâm xuống phía Nam, khu vực quần đảo An Thới. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư, giới doanh nhân đã nhắm đến các hòn đảo nhỏ ở quần đảo An Thới, trong đó thu hút số 1 là đảo Hòn Thơm.
Lý do là bởi, Hòn Thơm là đảo duy nhất trong quần đảo An Thới được đầu tư lớn về hạ tầng du lịch. Tuyến cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới nối từ An Thới tới Hòn Thơm, đưa du khách trải nghiệm tổ hợp vui chơi giải trí biển đẳng cấp Sun World Hon Thom Nature Park với Aquatopia Water Park – công viên nước chủ đề hiện đại nhất Đông Nam Á.
Giới chuyên môn dự báo tương lai không xa, hòn đảo này sẽ sớm trở thành “đảo Ngọc” trong lòng đảo Ngọc Phú Quốc. Cho nên, việc sẽ có một lượng lớn dân cư di chuyển đến Hòn Thơm sinh sống, kinh doanh dịch vụ du lịch là điều có thể đoán trước. Cư dân trên đảo sẽ được hưởng trọn bầu không khí trong lành, không khói bụi ô nhiễm, sống giao hòa giữa thiên nhiên, bên những bãi biển thơ mộng… Thu nhập của họ tất yếu sẽ tăng theo cấp số nhân, khi Hòn Thơm sẽ sớm có thêm những công trình du lịch mới, thu hút hàng vạn du khách trong, ngoài nước.
Thực tế, thời gian qua, Hòn Thơm đã chứng kiến lượng du khách liên tục tăng trưởng và ổn định. Với việc thu hút nhà đầu tư du lịch hàng đầu hiện nay là Sun Group, Hòn Thơm hoàn toàn có thể trở thành địa danh du lịch nổi tiếng và giàu có trong tương lai. Vì vậy, nếu biết nhìn xa trông rộng, sớm nắm bắt cơ hội ở những đảo giàu tiềm năng du lịch như Hòn Thơm, thì chuyện sớm kiến tạo một cuộc sống thịnh vượng, sung túc tại nơi này sẽ chẳng mất quá nhiều thời gian.