Theo đó, 9 dự án này có tổng diện tích 795,1 ha, tổng mức đầu tư 13.020 tỷ đồng trên địa bàn các xã: Cam Thịnh, Cam An Bắc, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây, Vạn Hưng và thị xã Ninh Hòa. Các dự án này do 9 công ty khác nhau làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng công bố 20 địa điểm dành cho nghiên cứu đầu tư dự án điện mặt trời trên địa bàn đang trình bổ sung quy hoạch và 9 địa điểm chưa trình bổ sung quy hoạch (trong đó có 6 địa điểm chưa có nhà đầu tư đề xuất). Nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án có thể nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa trong vòng 30 ngày kể từ khi công bố thông tin.
Trước đó, Khánh Hoà cũng đã chốt phương án đầu tư vào 5 dự án điện mặt trời với các nhà đầu tư cá nhân, mức đầu tư nghìn tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 7/2017 đã có hàng trăm dự án điện mặt trời đăng ký đầu tư vào Việt Nam với công suất nguồn lên tới 17.000 MW. Đây được xác định là nguồn năng lượng chính để phát triển năng lượng tái tạo, lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đại diện Chương trình Năng lượng của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) cho biết tính đến hết tháng 7/2017 đã có hàng trăm dự án điện mặt trời được đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng công suất nguồn lên tới 17.000 MW. Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng cho rằng với tiềm năng to lớn và sự quan tâm của Chính phủ đến nguồn năng lượng này cụ thể là việc ban hành cơ chế giá điện mặt trời tại Quyết định số 11 của Chính phủ vào tháng 6 và có hiệu lực vào tháng 9/2017 thì con số 12.000 MW công suất nguồn điện mặt trời có thể đạt được. |
>> Nhà đầu tư: Giá điện mặt trời 11,2-13,2 cent/kWh là có lãi