“Khi hội nghị qua đi, một di sản ở lại”

Năm 2012, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã dùng câu “Khi hội nghị qua đi, một di sản ở lại”, để nói về những gì Vladivostok có được sau Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2
“Khi hội nghị qua đi, một di sản ở lại”

Câu nói này có lẽ giải thích rất nhiều cho câu hỏi tại sao các quốc gia đều muốn được đăng cai tổ chức sự kiện thường niên quan trọng nhất này của APEC.

Từ câu chuyện Hàn Quốc

Để tổ chức hơn 100 hội nghị và sự kiện khác nhau cho năm APEC 2005, Hàn Quốc đã chi hơn 150 triệu USD. Thời điểm ấy, rất nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của việc đăng cai tổ chức sự kiện này đối với nước chủ nhà APEC. Nhưng những gì mà Hàn Quốc đạt được trong và sau năm APEC 2005 đã cho thấy khoản đầu tư ấy đã mang lại những lợi ích không nhỏ.

Việc đăng cai năm APEC là cơ hội lớn để Hàn Quốc quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế với vị thế là một nước công nghiệp phát triển thật sự. Dấu ấn mà Hàn Quốc làm được đã có tác động tích cực đối với các nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế. Uy tín này cũng đã góp phần tạo lợi thế cho Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Ban Ki Moon trong quá trình ứng cử vào chức vụ tổng thư ký Liên Hiệp Quốc trong năm 2006.

Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC cũng là một cơ hội tốt cho Hàn Quốc củng cố quan hệ đối tác với các nền kinh tế APEC. Chỉ trong hai ngày cuối tuần, Tổng thống Roh Moo Hyun đã có 11 cuộc tiếp xúc cấp cao (rất hiệu quả) với các nhà lãnh đạo APEC, trong đó có bốn cường quốc Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Nga. Chỉ một phép tính đơn giản thì đây đã là một sự tiết kiệm rất lớn cho Hàn Quốc do không phải tổ chức riêng 11 chuyến viếng thăm nước ngoài bằng chuyên cơ và nhiều chi phí khác.

Theo thị trưởng thành phố Busan - nơi tổ chức tuần lễ hội nghị cấp cao, sự kiện này mang lại thêm 10.000 việc làm mới và 400-500 triệu USD cho thành phố này. Ngoài ra, những lợi ích kinh tế khác liên quan đến hình ảnh, thương hiệu cho Hàn Quốc và các tập đoàn Hàn Quốc tham gia sự kiện này như Samsung, KT, LG… thì vô giá.

Đến Vladivostok

Nằm cách thủ đô Moscow của Nga hơn 6.500km, nên mặc dù được được gọi là "San Francisco của phương Đông" thì Vladivostok cũng chỉ thực sự có cuộc lột xác sau khi được chọn là nơi đăng cai tổ chức APEC 2012.

Vladivostok đã "được" rất nhiều sau khi đăng cai APEC 2012

Chỉ trong thời gian ngắn, dấu ấn khu cảng quân sự khép kín của Hạm đội Thái Bình Dương một thuở đã thay đổi với những cây cầu “vắt ngang bầu trời”, trường đại học rộng lớn, các khách sạn 5 sao, hệ thống giao thông cùng các công trình văn hóa - y tế công cộng như nhà ga, nhà hát, sân bay hiện đại và đẹp mắt.

Kết thúc APEC 2012, ngành giáo dục ở vùng Viễn Đông được hưởng lợi lớn nhờ trường đại học quy mô tầm cỡ này. Các địa điểm tổ chức sự kiện khác cũng chuyển thành thư viện, trung tâm lưu trữ, trung tâm hội thảo...

Với những nỗ lực của chính quyền cùng sự chung tay góp sức của người dân Vladivostok, sau khi Hội nghị APEC 2012 kết thúc, thành phố được kế thừa di sản hạ tầng, còn người dân có thêm kinh nghiệm phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đội ngũ tình nguyện viên, sinh viên được giao lưu quốc tế và rèn luyện tiếng Anh, chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố trong tương lai gần. Vì thế, dù chi phí tổ chức có tốn kém nhưng đây là sự đầu tư xứng đáng cho cửa ngõ giao thương của nước Nga ở khu vực Viễn Đông trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Và kỳ vọng của Việt Nam

Dự kiến khoảng 200 hoạt động, trong đó có 8 hội nghị cấp Bộ trưởng và tương đương, sẽ tổ chức trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Tuần lễ Cấp cao lần thứ 25, sự kiện quan trọng nhất trong Năm APEC 2017, sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.

Tại cuộc họp báo quốc tế về Năm APEC Việt Nam 2017, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Trước hết, Việt Nam kỳ vọng đóng góp thiết thực vào tiến trình APEC, làm cho hợp tác trong APEC thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là hoàn tất các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020. Đây là một kỳ vọng rất lớn của các nền kinh tế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng muốn tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ đối tác với các thành viên của APEC, các doanh nghiệp của Việt Nam có thêm điều kiện để thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác hàng đầu ở khu vực.

Đặc biệt, Năm APEC 2017 cũng sẽ là quảng bá một Việt Nam đổi mới năng động, giàu tiềm năng và tích cực hội nhập quốc tế, mang lại cơ hội phát triển, giao lưu cho các vùng miền, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng Tiểu ban tuyên truyền và văn hoá, Uỷ ban Quốc gia APEC, ông Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: APEC là cơ hội quảng bá hình ảnh Việt Nam một cách tốt nhất. Ở thời điểm diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC 2017 dự kiến vào tháng 11/1017, sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp quốc tế tại các nền kinh tế thành viên APEC vào Việt Nam. Đây là cơ hội để tìm đối tác hợp tác và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

Ông Huỳnh Vĩnh Ái cho biết tất cả các địa diểm du lịch sẽ miễn phí cho khách tham dự APEC. Tại các địa phương nhân dịp tổ chức các hoạt động APEC 2017 cũng sẽ tổ chức các hình thức khác nhau để giới thiệu về địa phương với các lãnh đạo, quan chức cấp cao, khách du lịch tới từ các thành viên APEC.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…