Khởi tố 14 cán bộ TrustBank tiếp sức cho Hứa Thị Phấn chiếm đoạt, gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng

Mở rộng điều tra đại án Ngân hàng Xây dựng, Cơ quan điều tra khởi tố 14 đối tượng là cán bộ TrustBank chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang, trong đó có bà Hứa Thị Phấn, nguyên chủ tịch HĐQT cùng
Khởi tố 14 cán bộ TrustBank tiếp sức cho Hứa Thị Phấn chiếm đoạt, gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C46) đang điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến hành vi của bà Hứa Thị Phấn và các đồng phạm theo Quyết định khởi tố VAHS số 05/HSST/QĐKTVA ngày 9/9/2016 của HĐXX Sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng. 

Theo đó, cơ quan điều tra quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can đối với 4 bị can, gồm: Bà Hứa Thị Phấn, nguyên Cố vấn Cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), bà Bùi Thị Kim Loan, thư ký của bị can Hứa Thị Phấn; bà Ngô Kim Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc TrustBank, ông Lâm Kim Dũng, nguyên Giám đốc Công ty Lam Giang. 

Các bị can Hứa Thị Phấn và Lâm Kim Dũng bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự, nay đổi sang tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú.

Hai bị can Ngô Kim Huệ và Bùi Thị Kim Loan bị khởi tố và áp dụng biệp pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú theo khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng Hình sự. Song qua điều tra đã xác định 2 bị can này là đối tượng chính đã có hành vi giúp sức đắc lực cho bị can Hứa Thị Phấn chiếm đoạt và gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín trên 6.000 tỷ đồng. Hai bị can này có thái độ khai báo quanh co, không thành khẩn, ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của bản thân và bị can Phấn, không hợp tác, gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả cho Nhà nước.

Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bắt tạm giam hai bị can để điều tra. 

Cơ quan cảnh sát điều tra đồng thời quyết định khởi tố bị can đối với 14 đối tượng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự, gồm:

- 8 đối tượng nguyên là cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Lam Giang, gồm: Vũ Thị Như Thảo, nguyên Phó Giám đốc phụ trách kế toán nguồn vốn; Trần Thị Hoàng Nga, kế toán giao dịch; Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, kế toán giao dịch; Trần Ngọc Bích, kiểm soát kế toán; Trịnh Thị Hiền Trang, thủ quỹ phụ; Đường Bửu Nhìn, nhân viên kiểm ngân; Trần Điền Ngọc Hân, nhân viên kiểm ngân và Hà Thu Thảo, nhân viên kiểm ngân và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú.

6 đối tượng thuộc nhóm công ty Phú Mỹ của bị can Hứa Thị Phấn, gồm: Hoàng Văn Toàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; Ngô Kim Huệ, Ngô Nguyễn Đoan Trang, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Tín; Nguyễn Kim Thanh, nguyên Phó Phòng Đầu tư Ngân hàng Đại Tín; Hứa Thị Bích Hạnh, nguyên Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp Ngân hàng Đại Tín, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Phát triển Phú Mỹ và Lâm Hứa Quỳnh Trinh, nguyên Phó phụ trách Phòng Ngân quỹ Ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn và CN Lam Giang

Trong đó, hai bị can Nguyễn Kim Thanh và Hứa Thị Bích Hạnh bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giam bị can Ngô Nguyễn Đoan Trang và Lâm Hứa Quỳnh Trinh và Ngô Kim Huệ, riêng bị can Hoàng Văn Toàn đã bị áp dụng biện pháp tạm giam trong vụ án theo tội danh khởi tố trước đây.

Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Trước đó, ngày 26/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt và thi hành các Quyết định và Lệnh đối với các bị can đồng thời khẩn trương điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của Pháp luật.

>> Đại án OceanBank: Người xin đi tù thay vợ, kẻ muốn con nối nghiệp cha

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...