Không loại trừ nguy cơ "rửa tiền, tài trợ khủng bố" từ việc giao dịch qua Bitcoin

"Chúng ta không thể kiểm soát được đồng bitcoin" nên dễ dẫn đến các vi phạm, trong đó có nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố - đó là khẳng định của luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm
Không loại trừ nguy cơ "rửa tiền, tài trợ khủng bố" từ việc giao dịch qua Bitcoin

Theo luật sư Trương Thanh Đức, việc sử dụng đồng tiền bitcoin để giao dịch, đặc biệt là những giao dịch lớn, trong đó không loại trừ khả năng có những giao dịch bất hợp pháp thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi không một ai có thể kiểm soát được đồng tiền đi đâu, giá trị hàng hóa trao đổi như thế nào, chính vì vậy nó sẽ tăng nguy cơ lợi dụng lỗ hổng để vi phạm, "trong đó không loại trừ khả năng rửa tiền, tài trợ khủng bố".

Theo quy định hiện nay, bất cứ giao dịch nào liên quan đến tài sản cần phải công khai và thực hiện những quy định nhất định về thanh toán, nộp thuế, thống kê báo cáo... "Chính vì vậy, nếu các giao dịch hợp pháp được thực hiện qua ngân hàng thì rất khó có thể che giấu được dấu vết, dòng tiền và rất dễ bị phát hiện nếu có giao dịch bất hợp pháp". Bởi hiện nay, các giao dịch có giá trị vài trăm triệu một ngày phải báo cáo với Chủ tịch Nước và Bộ Công an để kiểm soát, theo dõi. Còn đối với bitcoin, các giao dịch có thể lên đến hàng tỷ USD mà không ai biết.

Cũng theo luật sư, nhiều doanh nghiệp cũng đã lợi dụng điều này để trốn thuế bằng cách giao dịch thông qua đồng tiền ảo bitcoin, đặc biệt đối với các đơn vị xuất nhập khẩu. So với trước đây, ngoại tệ được chuyển qua lại trong và ngoài nước thì rất dễ phát hiện sai phạm, còn thông qua đồng bitcoin lại quá "đơn giản và bí mật".

Hiện tại, Việt Nam chưa công nhận loại tiền ảo này nên chúng ta cũng chưa có hành lang pháp lý để quản lý tiền bitcoin. Song luật sư Trương Thanh Đức khẳng định, "chúng ta không thể kiểm soát được bitcoin" vì bản chất của tiền này khác so với các loại tiền tệ khác khi nó không phải qua bất kỳ hệ thống giao dịch nào mà hoàn toàn tự giao dịch với nhau. Kể cả khi chúng ta công nhận loại tiền ảo này thì cũng chỉ với mục đích giải quyết tranh chấp khi có vấn đề xảy ra. Vì vậy, nó không khác nào ngoại tệ đen trôi nổi trên thị trường hiện nay.

Nếu chúng ta công nhận loại tiền ảo này, việc quản lý cũng rất phức tạp, vì phải quản lý gián tiếp thông qua nhiều yếu tố như thu nhập của người dùng, hàng hóa ra sao... Như vậy mới có thể phòng ngừa các nguy cơ trong đó có nguy cơ rửa tiền, luật sư Đức cho biết.

Theo Dung Hà/ Lao Động

>> Có thể xử lý hình sự người dùng Bitcoin và các loại tiền ảo khác từ 1/1/2018

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...