Dự thảo quy định danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ như sau:
1- Công nghệ sơ chế bảo quản hạt nông sản (lúa, ngô, đậu, lạc, cà phê, điều…), rau củ quả và thủy sản;
2- Công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ở quy mô công nghiệp;
3- Công nghệ chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp;
4- Công nghệ chế biến sản phẩm truyền thống, sản phẩm chủ lực địa phương, quy mô tập trung.
Đối tượng được ưu tiên đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ
Danh mục đối tượng ứng dụng được ưu tiên đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ gồm:
1- Cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản thuộc các nhóm mặt hàng sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm ưu tiên, sản phẩm quốc gia;
2- Cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản có dự án đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ tại các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu, khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo với quy mô sản xuất công nghiệp;
3- Cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản có dự án đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ được phát triển từ các công nghệ làng nghề truyền thống ở quy mô công nghiệp;
4- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản có dự án đổi mới công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở quy mô công nghiệp lớn, hiện đại.
5- Cơ sở sản xuất, chế biến tận thu phế phụ phẩm (nông, lâm, thủy sản) có dự án đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ đa dạng hóa sản phẩm.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định cũng quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ như: chính sách về khoa học và công nghệ, chính sách về thuế, chính sách về đất đai và hạ tầng, chính sách về tài chính, nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ...