Kiến nghị xử lý cán bộ thuế khi “giúp” bà Hứa Thị Phấn lợi cả trăm tỷ đồng

HĐXX kiến nghị Cục Thuế TP.HCM kiểm tra và có biện pháp xử lý cần thiết đối với các cá nhân thuộc Chi Cục thuế quận 3 trong việc tính thuế thu nhập đối với bà Hứa Thị Phấn khi thực hiện chuyển nhượng
Kiến nghị xử lý cán bộ thuế khi “giúp” bà Hứa Thị Phấn lợi cả trăm tỷ đồng

Hội đồng xét xử cho rằng thuế mà Chi cục thuế quận 3 tính theo cách đã làm lợi gần 200 tỷ đồngcho bà Hứa Thị Phấn khi chuyển nhượng căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch - Ảnh: Huyền Trâm.

Nội dung này được hội đồng xét xử (HĐXX) đề cập trong bản án sơ thẩm vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm làm thất thoát hơn 6.300 tỷ đồng tại Ngân hàng Đại Tín - TrustBank mới tuyên hồi cuối tháng 5 vừa qua.

Trước đó, tại phiên tòa, HĐXX đã triệu tập đại diện Chi cục thuế quận 3 liên quan đến vấn đề thu thuế của bà Hứa Thị Phấn trong việc chuyển căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch cho TrustBank với giá 1.260 tỷ đồng.

Đại diện Chi cục thuế quận 3 tham dự phiên tòa cho biết, thu thuế trong trường hợp của bà Phấn chuyển nhượng căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản.

Phía Chi cục thuế quận 3 nêu có hai cách tính thuế. Thứ nhất, tính theo thuế suất 25% và thứ hai là theo thuế suất 2%. Cách thu 25% là trên chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá vốn; cách thu 2% là tính trên giá chuyển nhượng.

Đại diện cơ quan thuế này cũng nêu, căn cứ thu thuế 25% là trong trường hợp sau khi người nộp thuế được cán bộ thuế hướng dẫn cách tính thuế. Nếu người nộp thuế đề nghị lựa chọn theo tính thuế suất theo cách thu thuế suất 25% thì người nộp thuế cung cấp đầy đủ các chứng từ theo quy định để xác định giá vốn. Trong trường hợp không xác định được giá vốn và không có đề nghị của người nộp thuế, không có đủ căn cứ xác định thì tính theo 2%.

HĐXX cho biết, làm một bài tính rất đơn giản, thuế mà Chi cục thuế quận 3 tính theo cách 2 (1.260 tỷ đồng x 2% = 25,2 tỷ đồng tiền thuế) đã làm lợi cho bà Hứa Thị Phấn gần 200 tỷ đồng. Bởi lẽ giá căn nhà trên bà Phấn mới nhận chuyển nhượng từ Công ty Lam Giang chỉ có 450 tỷ đồng (1.260 tỷ đồng - 450 tỷ đồng x 25% = 202 tỷ đồng tiền thuế).

Đại diện Chi cục thuế quận 3 khẳng định, thu thuế đúng theo quy định pháp luật, do phía bà Hứa Thị Phấn không cung cấp giấy tờ để tính theo cách thứ nhất nên buộc phải tính theo cách thứ 2.

HĐXX cho rằng, nghĩa vụ thu thuế cho nhà nước là của ngành thuế chứ không để người nộp thuế phải đề nghị. Người nộp thuế luôn có tâm lý trốn thuế, không ai đề nghị họ sẽ nộp 200 tỷ đồng tiền thuế.

Cáo trạng xác định, ngày 7/2/2012, bà Hứa Thị Phấn mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch từ Công ty Lam Giang với giá 450 tỷ đồng. Khoảng 6 ngày sau, bà này bán lại cho TrustBank với giá hơn 1.260 tỷ đồng. Kết luận Giám định thuế của Bộ Tài chính kết luận: số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mà bà Phấn kê khai nộp thuế đối với việc chuyển nhượng căn nhà này có sai lệch.

Cụ thể, số thuế kê khai chỉ ở mức hơn 25 tỷ đồng, trong khi số thuế TNCN qua giám định là hơn 200 tỷ đồng, chênh lệch 177 tỷ đồng. Hành vi này của bà Hứa Thị Phấn có dấu hiệu phạm tội "Trốn thuế" (quy định tại Điều 161, BLHS năm 1999). Tuy nhiên, thực tế bà Phấn và đồng phạm đã nâng khống căn nhà bán cho ngân hàng với giá 1.260 tỷ đồng, trong khi giá thị trường chỉ là 154 tỷ đồng.

Thời điểm đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Hứa Thị Phấn và đồng phạm về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Bà Phấn đã bị khởi tố và xử lý hình sự về tội danh khác, nên không xem xét xử lý về hành vi "Trốn thuế” và kiến nghị xem xét xử lý số tiền thuế hơn 25 tỷ đồng mà bà Phấn đã nộp.

Theo Bizlive

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...