KienLongBank: Lãi 6 tháng gấp 4,9 lần cùng kỳ, thu nhập nhân viên tăng 19%

Dù lợi nhuận tăng nhưng EPS cổ phiếu này vẫn ở mức khá khiêm tốn, đạt 367 đồng/cp trong nửa đầu năm 2017. Quý này cũng là kỳ thứ 2 liên tiếp, nợ xấu của Kiên Long giảm xuống dưới mức 1%.
KienLongBank: Lãi 6 tháng gấp 4,9 lần cùng kỳ, thu nhập nhân viên tăng 19%

Theo báo cáo tài chính quý II vừa được Ngân hàng TMCP Kiên Long (mã KLB-UPCoM) công bố, các chỉ tiêu tài chính của nhà băng này đều tăng mạnh so với cùng kỳ.

Trừ lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư - mảng kinh doanh vốn không góp nhiều cho lợi nhuận của ngân hàng - giảm lần lượt 13,11% và 60,54%, còn lại nguồn thu của KienLongBank đều tăng trưởng so với cùng kỳ.

Thu nhập lãi thuần quý II/2017 tăng gấp rưỡi lên 278 tỷ đồng. Thu nhập khác tăng gấp đôi và trở thành khoản doanh thu lớn thứ hai của KienLongBank kỳ này. Nguyên nhân chủ yếu nhờ khoản thu 9,2 tỷ đồng nhờ ngân hàng tất toán trái phiếu VAMC.

Chi phí hoạt động nửa đầu năm 2016 của KienLongBank cũng tăng tới 40% lên 225 tỷ đồng. Thực tế, quy mô nhân sự của KienLongBank không mở rộng đáng kể nhưng thu nhập bình quân mỗi nhân viên đã tăng 19,1% so với cùng kỳ lên 13,5 triệu đồng/tháng/người.

Gia tăng mạnh các nguồn thu cùng việc giảm đáng kể chi phí dự phòng nên lợi nhuận sau thuế quý II vẫn tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 64,7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi trước thuế 137 tỷ đồng, hoàn thành 54,8% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2017.

Dù tăng trưởng mạnh so với mức 28,7 tỷ đồng lợi nhuận 6 tháng đầu 2016 nhưng so với mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, EPS của KLB vẫn còn khá khiêm tốn, đạt 367 đồng/cp sau nửa đầu năm. Thực tế, 2016 cũng năm mà KienLongBank ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm gần đây.

Đến 30/6, tổng tài sản của KLB tăng thêm hơn 4.000 tỷ đồng, đạt 34.507 tỷ đồng. Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng lần lượt đạt 11,9% và 15,8%.

Dư nợ cho vay khách hàng đến cuối quý II đạt 22.889 tỷ đồng. Cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch đáng chú ý với tín dụng tiêu dùng tăng gấp rưỡi hồi đầu năm với dư nợ 4.991 tỷ đồng (21,8%), qua đó, soán vị trí số 1 của ngành nông nghiệp dù dư nợ ngành này cũng tăng từ 4.278 tỷ đồng lên 4.747 tỷ đồng. Ngoài ra, dư nợ cho vay mảng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng tăng gấp đôi lên 3.083 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đạt 0,97%, ghi nhận quý thứ 2 liên tiếp nợ xấu có tỷ lệ dưới 1%.

Theo Thanh Thuỷ/NDH 

>> Kienlongbank vội vã “xả” 1 triệu cổ phiếu quỹ

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...