Kiều hối về Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào khi Tổng thống Mỹ tuyên bố kiểm soát dòng tiền?

Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc kiểm soát dòng tiền chuyển ra nước ngoài từ Mỹ, không ít người đã liên tưởng đến khả năng dòng kiều hối chuyển về Việt Nam cũng sẽ khó tránh bị ảnh
Kiều hối về Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào khi Tổng thống Mỹ tuyên bố kiểm soát dòng tiền?

Theo chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh, điều đó chưa hẳn đúng, bởi tình hình của nền kinh tế tác động đến nguồn kiều hối nhiều hơn là chính sách.

Ông đánh giá thế nào về dòng kiều hối chuyển về Việt Nam những tháng cuối năm cũng như cả năm nay?

Đến thời điểm này chưa có số liệu chính thức đối với dòng kiều hối chuyển về Việt Nam. Riêng khu vực TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh TP.HCM cho biết, 8 tháng đầu năm nay kiều hối về khu vực Thành phố đạt 3 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

 Chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh

Điều này cho thấy, dòng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn tăng, tuy tốc độ tăng có chậm hơn so với trước. Vì thế, theo tôi, kể cả khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố kiểm soát dòng tiền chuyển ra nước ngoài từ Mỹ thì vẫn không tác động nhiều đến nguồn kiều hối. Nếu có ảnh hưởng thì cũng chỉ ảnh hưởng đến tâm lý. Quan trọng là diễn biến của nền kinh tế tác động đến thu nhập của kiều bào ở các quốc gia trên thế giới ra sao, tiền gửi cho người thân thế nào.

Có nghĩa, nếu Mỹ kiểm soát dòng tiền chuyển ra nước ngoài cũng không tác động đến nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam, thưa ông?

Tôi cho rằng, điều đó sẽ không tác động nhiều đến dòng kiều hối của kiều bào trên thế giới chuyển về cho người thân ở Việt Nam. Trường hợp nếu có ảnh hưởng, thì chỉ ảnh hưởng đến các khoản kiều hối chuyển về Việt Nam để đầu tư.

Tuy nhiên, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam đầu tư trong những năm gần đây cũng không còn gia tăng như trước. Do đó, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay có thể chậm, chứ không giảm mạnh và khả năng vẫn đạt như năm ngoái.

Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam đầu tư, nhất là ở lĩnh vực bất động sản giảm so với trước đây?

Tôi cho rằng, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam đầu tư trong thời gian gần đây vẫn có. Nhưng hiện nay không chỉ có nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam đầu tư, mà ngược lại, cũng có nguồn tiền chuyển ra nước ngoài đầu tư. Đồng thời, các nhà đầu tư có thể giao dịch nội bộ nên cũng rất khó có thể thống kê chính xác.

Theo ông, nguyên nhân nào khiến nguồn kiều hối, nhất là đối với thị trường Mỹ, được dự báo sẽ có dấu hiệu chững so với thời gian trước?

Lượng kiều hối chuyển về TP.HCM từ thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 60%, từ khu vực châu Âu là khoảng 19%. Tuy nhiên, có thể do thời gian gần đây, các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump không mấy ổn định, nên người dân Mỹ, trong đó có các kiều bào muốn giữ lại tài sản để phòng thân. Bên cạnh đó, thời gian qua, lũ lụt, thiên tai cũng đã xảy ra ở một số bang của Mỹ, nên những người Việt Nam đang sinh sống nơi đó khó có thể gửi tiền về cho người thân trong nước, vì còn phải trang trải chi phí, ổn định cuộc sống.

Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam hiện nay chủ yếu được người dân chuyển đổi sang tiền đồng hay vẫn muốn giữ ngoại tệ, nhất là khi tỷ giá được kiểm soát ổn định và lãi suất tiền gửi bằng USD là 0%, thưa ông?

Những người nhận kiều hối đều có xu hướng chuyển sang tiền đồng. Bởi tỷ giá thời gian qua ổn định, lãi suất tiết kiệm USD chỉ còn 0%, nên giữ tiền đồng trong thời điểm này được cho là có lợi hơn. Thực tế, từ đầu năm đến nay, tỷ giá chỉ tăng khoảng hơn 1%, trong khi lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn ngắn cũng được 6 - 7%/năm. Nếu so với việc giữ ngoại tệ thì nắm VND gửi tiết kiệm vẫn có lợi hơn. Vì thế, nếu không có nhu cầu cho con đi du học, khám chữa bệnh ở nước ngoài, thì người tiêu dùng vẫn thích chọn giữ VND hơn ngoại tệ và theo tôi điều đó hoàn toàn phù hợp.

Theo Vân Linh/ĐTCK

>> 3 lãnh đạo Oceanbank Hải Phòng đã bị bắt

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...