Kinh tế ban đêm: học gì từ các “láng giềng” ?

Bài học từ “huyền thoại du lịch Bangkok” và những ánh đèn neon đang trỗi dậy tại Trung Quốc nói rằng: việc xây dựng nền kinh tế ban đêm cần rất nhiều thứ, chứ không chỉ là cho các cửa hàng mở muộn.
Kinh tế ban đêm: học gì từ các “láng giềng” ?

Du khách có thể trải nghiệm nhiều thứ ở Bangkok, ngay cả khi đã hết giờ cho phép kinh doanh

Mặt trái của giờ “giới nghiêm”

Hầu hết các tụ điểm ăn chơi ở Bangkok đóng cửa sau 0h đêm. Dù nổi tiếng thế giới với các khu phố đèn đỏ, nhưng hầu hết các quán bar hay cơ sở massage ở Bangkok đều tuân thủ giờ giấc. Nhưng du khách vẫn có thể tìm thấy nhiều điều ở đây sau 1 giờ đêm. Chỉ cần bước lên một chiếc taxi là đã có thể bước vào một hành trình của “bóng tối Bangkok”.

Sukhumvit, Soi Cowboy, Nana Plaza… những địa danh nổi tiếng với nghề buôn hương bán phấn xứ này, thật ra vẫn là “hoạt động trong sáng”. Nhưng trên chuyến taxi sau 1 giờ đêm là một Bangkok ngoài vòng hiểu biết của đa số khách du lịch, những quán massage đèn mờ xanh đỏ, những khu phố tồi tàn, hay dàn các cô gái đứng uể oải vẫy chào qua cửa kính xe…

Về cơ bản, kinh tế ban đêm ở Bangkok còn khá nhiều góc khuất. Hệ thống chỉ hoạt động có kiểm soát cho đến nửa đêm, sau đó, bỏ lại cho một thế giới ngầm.

Bangkok chỉ có vài chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24. Tàu điện nghỉ lúc 24h. Trung tâm thương mại nổi tiếng nhất châu Á như Siam@Siam hay Siam Paragon - réo khách rời tòa nhà từ khoảng 22h30. Các show nghệ thuật chỉ có vào buổi tối. Các trung tâm đổi tiền san sát cũng đóng cửa trước 0h.

Bangkok là một ví dụ cho thấy kinh tế đêm là thứ không dễ xử trí. Chính quyền quản lý theo giờ, nhưng bởi người ta vẫn không biết đi đâu sau 2h đêm tại Bangkok để giải trí lành mạnh, hợp pháp và an toàn, nên vẫn đến những nơi được cho là “bóng tối”.

Lập pháp ban đêm

Việc có một nền dịch vụ hay ngành du lịch mạnh, không đảm bảo cho bất kỳ thành phố nào một “nền kinh tế ban đêm”. Có rất nhiều việc cho chính quyền và các nhà đầu tư.

Trung Quốc đang dồn lực thúc đẩy kinh tế ban đêm

Nhìn sang Trung Quốc, khi những thành phố quyết định xây dựng “nền kinh tế ban đêm”, họ nghĩ về bức tranh tổng thể.

Thượng Hải thiết lập một chức danh “Nightlife CEO” – tạm dịch “Trưởng ban xã hội ban đêm” tại các quận. Thành phố này từng đối mặt với những mâu thuẫn lớn khi kinh doanh ban đêm. Phố giải trí Yongkang Lu với nhiều quán bar nổi tiếng về đêm bị dẹp năm 2016 sau nhiều năm tranh cãi với các khu dân cư xung quanh. Họ hiểu rằng kinh tế ban đêm xuất phát từ quy hoạch đô thị.

Đêm có thể là thời gian của hoạt động văn hóa: Thượng Hải từ vài năm nay bắt đầu quảng bá cho các rạp chiếu phim mở 24/24. Họ thiết kế một tour ban đêm dành riêng cho Vườn thú Thượng Hải, để khách có thể quan sát đời sống của các động vật về đêm.

Bắc Kinh kéo dài thời gian hoạt động của các tuyến tàu điện, bổ sung thêm các tuyến xe buýt đêm. Họ lên kế hoạch thiết lập một chuỗi nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim và cả… hiệu sách mở cửa 24/7 quanh các ga tàu. Thành phố cũng dự định xây 16 chợ đêm và biến 10 con phố thành phố ăn đêm chuyên biệt. Thiên Tân cũng đầu tư 6 khu thương mại riêng dành cho kinh tế ban đêm.

Để có được một đời sống kinh tế ban đêm theo nghĩa rộng, đa dạng chứ không chỉ có quán bar, club hay tình dục, vấn đề không chỉ nằm ở… một tờ giấy phép kinh doanh. Lập pháp cần tổng thể. Ở Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, chính quyền giảm giá điện cho các trung tâm thương mại theo giờ đêm. Lợi ích mang lại là không thể đo đếm được. Chủ một chuỗi nhà hàng tại Ích Dương, Hồ Nam nói rằng chỉ với việc nới giờ đóng cửa từ 1h đến 2h30, doanh thu năm của ông tăng thêm gần 1 triệu USD.

Đầu tư, đầu tư và … đầu tư

Việt Nam có một tiềm năng rất lớn cho kinh tế ban đêm, với lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng thuộc hàng cao nhất trong khu vực.

Việc định hướng phát triển kinh tế đêm là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi chiến lược của ngành du lịch đặt mục tiêu 10 tỷ USD doanh thu vào năm 2030. Thế nhưng, du khách tại các trung tâm lớn của Việt Nam như TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng hiện nay không có một lựa chọn nào khác ngoài …đi ngủ sớm. Thiếu thốn chỗ chơi, và nếu có, đa phần là bất hợp pháp. Một quán ăn đêm muộn cũng là trái luật. Đây là một sự phí phạm tài nguyên rất lớn.

Nhưng nếu nhìn vào các thành phố đã đầu tư cho kinh tế ban đêm, dễ nhận ra rằng khối lượng đầu tư rất lớn, cho cả việc xây dựng hạ tầng, lập pháp, phần cứng lẫn phần mềm, của cả khu vực nhà nước và tư nhân.

Nhưng có một đặc điểm chung phổ biến: họ quy hoạch phân khu tập trung, biến các tụ điểm giải trí và dịch vụ ban đêm trở thành một tổ hợp, đặc biệt là đối với mua sắm và nhà hàng.

“Kinh tế ban đêm” ở Việt Nam rất nhỏ lẻ, manh mún

Điều này có thể gây khó khăn cho quy hoạch tại Việt Nam khi thực hiện. Do đặc trưng phát triển đô thị, hoạt động buôn bán, từ nhà hàng, quán bar cho đến cửa hiệu tại nước ta hòa lẫn vào trong khu dân cư, nếu không muốn nói rằng chúng là một, bởi lẽ xưa nay: không đông dân sống xung quanh thì không xứng đáng là mặt bằng kinh doanh.

Kiểu kinh doanh này tạo ra những thách thức lớn với an ninh trật tự, an toàn cháy nổ, và khiến việc cấp phép hoạt động thông đêm suốt sáng trở nên khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, sẽ cần những nhà đầu tư lớn sẵn sàng đổ vốn xây các khu giải trí và dịch vụ ban đêm, cũng như đầu tư cho các sản phẩm giá trị gia tăng nhiều hơn là ăn uống. Các mô hình quy mô này đang lác đác xuất hiện tại một số thành phố du lịch lớn như Đà Nẵng vào ban ngày, nhưng sẽ cần sự khuyến khích để lấn sân sang ban đêm.

Nói như tiến sĩ Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB): “Không ít các nhà đầu tư tư nhân ở Việt Nam có thể thực hiện các dự án trị giá hàng tỷ USD. Chính quyền chỉ cần làm tốt công tác quy hoạch và cung cấp quỹ đất phù hợp cho các khu phức hợp du lịch, việc còn lại sẽ do các nhà đầu tư tư nhân đảm nhiệm. Nếu có nhu cầu, họ sẽ hợp tác liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư, vận hành.”

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…