"Lại khát vốn", ACB tiếp tục huy động 3.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

HĐQT Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 3 trong năm 2021.
"Lại khát vốn", ACB tiếp tục huy động 3.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Cụ thể, ACB kế hoạch phát hành tối đa 3.000 trái phiếu kỳ hạn ba năm với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng với tổng mệnh giá phát hành tối đa là 3.000 tỷ đồng. Lần phát hành này được chia ra tối đa làm 6 đợt.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải nợ thứ cấp của ACB và không được bảo đảm bằng tài sản.

Lãi suất trái phiếu sẽ cố định trong suốt thời hạn, mức lãi suất cụ thể sẽ được quyết định tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư và phương án phát hành.

ACB cho biết việc huy động trái phiếu nhằm tăng quy mô nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng và đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn.

Chỉ trong một vòng tháng gần đây, ACB đã lên kế hoạch huy động 12.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Theo phương án được thông qua vào tháng 4, quy mô hai đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 và 2 lần lượt là 5.000 tỷ đồng và 4.000 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu ACB đã liên tục tăng trưởng kể từ đầu năm 2021 từ mức 28.100 lên 38.000 đồng/cp, tương ứng tăng 352%. Với mức giá hiện hành, tổng giá trị giao dịch ước tính khoảng 34 tỷ đồng.

Xem thêm

Nhà đầu tư nước ngoài trao tay 14 triệu cổ phiếu ACB

Nhà đầu tư nước ngoài trao tay 14 triệu cổ phiếu ACB

Trong phiên giao dịch sáng ngày 18/8, thị trường đã chứng kiến một giao dịch thỏa thuận “khủng” 14 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu với mức giá 28.000 đồng/cp, trong khi giá thị trường của mã này là 25.800 đồng/cp.

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...