Lãi trước thuế của các ngân hàng tăng trưởng mạnh

Khởi động mùa công bố báo cáo tài chính quý I/2022, nhiều ngân hàng báo lãi trước thuế tăng trưởng mạnh lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong quý đầu năm, trong đó xuất hiện ngân hàng có lợi nhuận trước thuế tăng bằng lần so với cùng kỳ.
Lãi trước thuế của các ngân hàng tăng trưởng mạnh

Cụ thể, VPBank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 11.146 tỷ đồng.

Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà ngân hàng ghi nhận được từ trước đến nay, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt lên trên 95.000 tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo thông tư 41 đạt trên 15%. 

Phân tích kỹ hơn vào cơ cấu doanh thu, thu nhập lãi thuần hợp nhất đạt 9.888 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ và 16% so với quý IV/2021, với ngân hàng mẹ tăng tương ứng gần 30% và trên 16%. Trong khi đó, thu nhập phí dịch vụ tăng 26,5% so với cùng kỳ với động lực tăng trưởng đến từ các hoạt động thanh toán, thu nhập từ thẻ và các dịch vụ khác. 

Các thu nhập khác cũng tăng trưởng 9 lần so với cùng kỳ, bao gồm khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam. Thu nhập từ nợ đã xử lý của ngân hàng hợp nhất đạt714 tỷ đồng, tăng 21,3% so với quý trước. 

Bên cạnh VPBank, ba ngân hàng cũng công bố báo cáo tài chính quý I với lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý đầu năm là Saigonbank (68%), LienVietPostBank (61%) và PG Bank (54%).

Tại Saigonbank, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 98 tỷ đồng, tăng gần 68% so với cùng kỳ và thực hiện 52% kế hoạch năm khi trong quý I, các hoạt động của ngân hàng đều mang về kết quả khả quan.

Thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ngân hàng tăng gần 48% so với cùng kỳ. Các hoạt động dịch vụ cũng tăng 11,6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng tăng trưởng mạnh 137% và 189,6%. 

Tương tự với LienVietPostBank, lợi nhuận trước thuế tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.795 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập thuần từ lãi tăng trưởng 40% so với cùng kỳ do quy mô cho vay bán lẻ, thu hồi lãi của các khoản vay cơ cấu COVID-19.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng 34,4%, đạt 217,4 tỷ đồng nhờ các dịch vụ như bảo hiểm, thẻ, ngân hàng số. Các hoạt động kinh doanh khác cũng mang về cho ngân hàng hơn 191 tỷ đồng lãi thuần, tăng gấp nhiều lần cùng kỳ.

Một số nhà băng khác dù chưa công bố báo cáo tài chính song tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vừa qua, ban lãnh đạo ngân hàng đã tiết lộ con số ước tính.

ĐHĐCĐ thường niên 2022 của SHB
ĐHĐCĐ thường niên 2022 của SHB

Mới đây nhất tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của SHB ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT ngân hàng, ông Đỗ Quang Hiển cho biết lợi nhuận trước thuế quý I đạt 3.226 tỷ đồng, tăng gần 94% so với cùng kỳ và thực hiện khoảng 27,6% kế hoạch năm. 

Trước đó, Phó Tổng Giám đốc VIB, ông Hồ Vân Long cũng chia sẻ tại phiên họp đại hội, lãi quý I của ngân hàng ước đạt 2.200 tỷ, tăng trưởng 24-25% so với cùng kỳ và tương đương 21% kế hoạch năm. 

Trong cuộc họp cổ đông ACB, ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB cho biết trong quý I, lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng đạt 4.200 tỷ, tăng 35% so với cùng kỳ. Riêng mảng thu nhập ngoài lãi đạt 1.300 tỷ, tăng 37%. 

Tại Hội nghị tiếp xúc nhà đầu tư chiều ngày 15/3, ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội tiết lộ lợi nhuận hợp nhất quý I của ngân hàng đạt khoảng 5.500 tỷ đồng.

Các ngân hàng tự tin về kế hoạch lợi nhuận

Với con số lợi nhuận ba tháng đầu năm khả quan, nhiều lãnh đạo ngân hàng khẳng định kế hoạch kinh doanh mà ngân hàng đặt ra trong năm 2022 là khả thi. 

Trước câu hỏi của cổ đông về cơ sở để đặt lợi nhuận tăng hơn 87% trong năm 2022, Chủ tịch HĐQT SHB, ông Đỗ Quang Hiển cho biết khi đặt kế hoạch kinh doanh, SHB đã phải tính toán đến cáccăn cứ cơ sở và dựa trên các phương pháp tính toán hợp lý để đưa ra được một con số cuối cùng.

"Trước đây, chúng tôi chưa khai thác hết được các tiềm năng chiến lược mà SHB đang có, SHB sẽ tiếp tục tăng CASA, dịch vụ,… Trên cơ sở đó thì kế hoạch kinh doanh là khả thi," ông Hiển chia sẻ.

Phó Chủ tịch HĐQT kiêm phụ trách điều hành SHB, ông Võ Đức Tiến cũng cho biết năm ngoái SHB trích lập hơn 4.700 tỷ đồng để xử lý nợ VAMC, năm nay SHB dự kiến trích lập 4.700 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ so với năm ngoái, do đó khả năng đạt được con số lợi nhuận là khả thi. 

Ở một diễn biến tương tự, Đại diện quỹ Dragon Capital bày tỏ băn khoăn liệu ban điều hành ACB có đặt kế hoạch tăng trưởng lạc quan hơn trong năm 2022 không vì theo quan sát thì mỗi năm chỉ tiêu này đều vượt kế hoạch 10-15%. Trong năm 2022, ACB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 25%.  

Ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB cho biết với kết quả quý I, ngân hàng rất lạc quan và có thể vượt chỉ tiêu. Ngoài tăng trưởng tín dụng, CASA cũng liên tục được cải thiện. Ngoài ra, nếu tình hình kinh tế khả quan, nhà băng này cũng kỳ vọng có khoản thu nhập từ trích lập dự phòng COVID-19 trong năm 2021, được ghi nhận trong năm nay. 

Gần đây, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) đã công bố ước tính kết quả kinh doanh quý I/2022 của nhóm ngành ngân hàng.

Trong đó, phần lớn ngân hàng được kỳ vọng duy trì tăng trưởng lợi nhuận dương bao gồm: ACB, BIDV, HDBank, MB, MSB, SHB, Sacombank, Techcombank, TPBank, Vietcombank, VIB, VPBank. Riêng VietinBank có ước tính tăng trưởng lợi nhuận âm so với cùng kỳ.

Công ty chứng khoán ước tính lợi nhuận trước thuế quý I/2022 của BIDV đạt 4.200 tỷ đồng (tăng 23,7% so với cùng kỳ) hay Techcombank với lợi nhuận trước thuế trong quý dự báo đạt 6.500-6.700 tỷ đồng (tăng 18-21% so với cùng kỳ).

Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng ước tính lợi nhuận trước thuế quý I/2022 của nhiều ngân hàng khác như Sacombank có thể đạt 1.400-1.500 tỷ đồng (tăng 40-50% so với cùng kỳ), HDBank với lợi nhuận trước thuế dự báo đạt 2.300 - 2.400 tỷ đồng (tăng 10-14% so với cùng kỳ). 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...