VPBank: Lợi nhuận quý I cao nhất từ trước đến nay, nâng vốn chủ sở hữu vượt 95.000 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2022, thu nhập lãi thuần của VPBank đạt 9.887 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà VPBank ghi nhận được từ trước đến nay, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt lên trên 95.000 tỷ đồng.
VPBank: Lợi nhuận quý I cao nhất từ trước đến nay, nâng vốn chủ sở hữu vượt 95.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 với mức lợi nhuận đạt được (theo quý) cao nhất từ trước đến nay, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, kết thúc quý I, thu nhập lãi thuần của VPBank đạt 9.887 tỷ đồng, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm 2021.

Lãi thuần hợp nhất từ hoạt động dịch vụ tăng 26,5%, đạt hơn 1.249 tỷ đồng. Tỷ lệ này ở ngân hàng mẹ ghi nhận mức tăng tương ứng gần 30% và tại FE Credit là 4,8% so với cùng kỳ.

Khác với hoạt động dịch vụ, 3 hoạt động ngoài lãi khác đều có kết quả kém sắc. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 31% so với quý I/2021, đạt hơn 171 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh đều ghi nhận lỗ lần lượt 83 tỷ đồng và 66 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là lỗ 43,5 tỷ đồng và 50 tỷ đồng.

Dù các hoạt động ngoài lãi của VPBank có kết quả trái chiều trong quý I, tổng thu nhập hoạt động vẫn đạt mức tăng “khủng”, gấp 9 lần cùng kỳ, tương đương giá trị hơn 7.110 tỷ đồng nhờ ghi nhận khoản thu nhập hoạt động khác hơn 7.436 tỷ đồng.

VPBank cho biết, thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ một phần nhờ khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.

Ngoài ra, thu nhập từ nợ đã xử lý của ngân hàng hợp nhất cũng đạt kết quả tích cực với 714 tỷ đồng, tăng 21,3% so với quý trước.

Chốt quý I, VPBank báo lãi trước thuế ở tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 11.146 tỷ đồng, hoàn thành 37,6% kế hoạch cả năm. Đây là mức lợi nhuận cao nhất theo quý mà ngân hàng này từng đạt được từ trước tới nay.

Tổng tài sản của VPBank tính tới cuối quý I đạt hơn 563.923 tỷ đồng, tăng 3% so với thời điểm đầu năm. Trong đó tiền gửi cùa khách hàng đạt hơn 274.148 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 13%.

Dư nợ khách hàng ghi nhận hơn 374.457 tỷ đồng, tăng 5,4% so với thời điểm đầu năm.

Trong ba tháng đầu năm 2022, tăng trưởng tín dụng chất lượng tại ngân hàng riêng lẻ đạt 10,3%, tăng gấp đôi mức trung bình ngành, với sự đóng góp chủ yếu từ các phân khúc chiến lược. Đi đôi với đó là tăng trưởng huy động đạt 11,5%, giúp đảm bảo tốt các tỷ lệ an toàn thanh khoản của ngân hàng.

FE Credit, dù hai quý trước có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm, nhưng đã bắt nhịp chu kỳ tăng trưởng mới khi đạt mức tăng 1,6% so với quý IV/2021. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất của VPBank đã tăng tốc bứt phá trên 65% so với cùng kỳ, đạt 18.270 tỷ đồng. Cụ thể, TOI của ngân hàng mẹ tăng trên 133% so với cùng kỳ.

Nhìn kỹ hơn vào cơ cấu doanh thu, thu nhập lãi thuần hợp nhất đạt 9.888 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ và 16% so với quý IV/2021, với ngân hàng mẹ tăng tương ứng gần 30% và trên 16%.

Thu nhập phí dịch vụ hợp nhất, trong khi đó, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ này ở ngân hàng mẹ ghi nhận mức tăng tương ứng gần 30% và tại FE Credit là 4,8% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng mảng phí dịch vụ đến từ các hoạt động thanh toán, thu nhập từ thẻ và các dịch vụ khác.

Các thu nhập khác tăng trưởng 9 lần so với cùng kỳ, bao gồm khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam. Thu nhập từ nợ đã xử lý của ngân hàng hợp nhất cũng đạt kết quả tích cực với 714 tỷ đồng, tăng 21,3% so với quý trước.

Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) hợp nhất tiếp tục được duy trì ở mức thấp nhất thị trường, cho thấy hiệu suất vượt trội của ngân hàng trong quản lý chi phí và sử dụng mỗi đồng vốn hiệu quả để sinh lời. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE) (không bao gồm thu nhập bất thường) đạt mức 3,1% và 21,2%.

Có thể bạn quan tâm