Làm rõ khuyến cáo Việt Nam sẽ “bội thực” về sân bay, cảng biển

Việt Nam sẽ có hệ thống cảng nước sâu và hệ thống sân bay nhiều nhất thế giới so với quy mô của nền kinh tế khi mà các dự án sân bay và cảng nước sâu đều được phê duyệt...
Làm rõ khuyến cáo Việt Nam sẽ “bội thực” về sân bay, cảng biển

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về một số thông tin kinh tế - xã hội phản ánh trên báo chí trong tuần vừa qua.

Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua một số thông tin kinh tế - xã hội đã được phản ánh trên báo chí, trong đó có việc Tư vấn Egis International của Pháp đề xuất tạo hành lang đường thủy Đông - Tây và Nam - Bắc; Bà Jung Euth Oh, chuyên gia giao thông cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, nếu tất cả các dự án sân bay, cảng được phê duyệt, Việt Nam sẽ có hệ thống sân bay và cảng nước sâu nhiều nhất thế giới...; Nhiều ý kiến không đồng tình việc kêu gọi đầu tư dự án sân bay An Giang...việc mua bán thông tin cá nhân, gần đây là mua bán thông tin hành trình chuyến bay nội địa.

Trước những phản ánh trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND Tp.HCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu cụ thể 4 vấn đề nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2017.

Trước đó, Bà Jung Euth Oh, chuyên gia giao thông cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, khảo sát của WB chỉ ra rằng, 80% các sân bay Việt Nam hoạt động với công suất thấp hơn 5%, trong đó có đến 8% các sân bay làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có các cụm cảng biển đầu tư nhiều nhưng công suất sử dụng dưới 2%.

Việt Nam sẽ có hệ thống cảng nước sâu và hệ thống sân bay nhiều nhất thế giới so với quy mô của nền kinh tế, trong trường hợp bao gồm tất cả các dự án sân bay và cảng nước sâu được phê duyệt.

Tuy nhiên, theo chuyên gia của WB, hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực này không đạt yêu cầu, chưa kết nối tốt với hệ thống giao thông nội địa cũng như ngân sách cho duy tu bảo dưỡng còn thấp. Đặc biệt, quỹ bảo trì đường bộ chỉ đạt 50% yêu cầu cần thiết.

Báo cáo cũng cho biết chi tiêu giao thông của Việt Nam chiếm 23% chi tiêu của Chính phủ, chiếm 8% ngân sách và tổng nhu cầu đầu tư cho giao thông của Việt Nam là 8 USD mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…