Lãnh đạo doanh nghiệp và con đường của một “đại sứ” thương hiệu

Đại sứ thương hiệu chính là những nhà lãnh đạo, founder, CEO – một khái niệm đang dần dần được cộng đồng doanh nghiệp nhắc đến như một cách “tiếp thị” để doanh nghiệp nổi bật hơn theo một cách rất “cá
Lãnh đạo doanh nghiệp và con đường của một “đại sứ” thương hiệu

Chính điều đó đã khiến nhiều người đặt câu hỏi, các CEO nên bước đi như thế nào trên con đường của một nhà đại sứ?

Tại hội thảo “Thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” do Tạp chí Thương Gia, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở Nước ngoài và Câu lạc bộ Thương Gia phối hợp tổ chức vừa qua, nhiều đại diện lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và quảng bá thương hiệu đã đưa ra rất nhiều phương pháp để một CEO có thể trở thành một đại sứ thực hiện “sứ mệnh” quảng bá doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo: Hãy là người truyền cảm hứng

Lãnh đạo doanh nghiệp và con đường của một “đại sứ” thương hiệu ảnh 1

“Thương hiệu” là những hình ảnh lý tính và cảm tính, trực quan, độc quyền mà khách hàng liên tưởng khi nhắc đến một sản phẩm, doanh nghiệp hay tổ chức. Và trong thời đại bùng nổ công nghệ số, sức lan toả của “thương hiệu” không chỉ dừng lại ở sự “gợi nhắc liên tưởng” mà còn vươn lên đến sự “loa toả” và “truyền cảm hứng”.

Đó là lý do khiến ThS. Đặng Thanh Vân - Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu khẳng định, xây dựng nhãn hiệu lãnh đạo trước hết là để truyền động lực và nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho toàn bộ tổ chức.

Nhận định của Ths Vân khiến nhiều doanh nhân tại hội thảo liên tưởng đến một “cảm hứng” không ai không biết của làng công nghệ thế giới: Steve Jobs. Điều mà Steve Jobs đã thành công không chỉ là xây dựng nên đế chế Apple với hệ điều hành IOS riêng biệt mà chính là tư tưởng “con người có thể phá vỡ mọi rào cản để sáng tạo”.

Chính tư tưởng đó đã khiến nhiều “công nghệ viên” mong muốn được trở thành một thành viên của “mái nhà” Apple để được mặc sức khai phá bản thân và đập vỡ “bức tường” ngăn cách sự sáng tạo trong chính con người.

Nhà lãnh đạo: Hãy là người “tiếp thị” hình ảnh doanh nghiệp

Chia sẻ về tầm ảnh hưởng của lãnh đạo doanh nghiệp, ông Nguyễn Nhân Phượng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Bắc Ninh bày tỏ, Lãnh đạo doanh nghiệp là người đại diện tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng công chúng như cổ đông, đối tác, nhân viên, khách hàng. Bởi vậy, dù muốn hay không hình ảnh của họ sẽ tác động rất nhiều đến niềm tin và thiện cảm của công chúng dành cho doanh nghiệp đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

Quan điểm của ông Phượng tiếp tục gợi nhắc phần nào về con đường đi của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên con đường của một đại sứ. Thông qua quá trình xây dựng hình ảnh của bản thân gắn liền với hình ảnh doanh nghiệp, những CEO, Founder tài năng đã và đang thay hàng loạt những nhân viên marketing, nhân viên truyền thông thực hiện nhiệm vụ “tiếp thị hình ảnh” để như “phổ cập” hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng, thị trường hay đơn giản là “tệp khách hàng” đã được nhắm đến.

Mark Zuckerberg đã để mang đến xây dựng nên hình ảnh cho facebook bằng chính cách nhìn của Mark về việc thành lập một công ty của riêng mình. “Tôi luôn nghĩ rằng bạn nên bắt đầu với vấn đề mà mình muốn giải quyết, thay vì bắt đầu với quyết tâm rằng mình sẽ gây dựng một công ty. Và những công ty tuyệt nhất từng được phát triển chính là những công ty lèo lái một sự thay đổi tới cộng đồng, mặc dù thay đổi này có thể chỉ mang tính địa phương, hơn là những công ty xuất hiện chỉ vì bạn muốn kiếm tiền, muốn làm chủ hay vì bất kì lý do nào khác”.

Quan điểm này đã “dẫn lối” cho Mark trong quá trình xây dựng facebook trở thành một kênh giao tiếp mới của con người, “lèo lái” sự thay đổi một phương thức trò chuyện tới cộng đồng. Quan trọng hơn chính là, với cách tiếp cận này của Mark, Facebook trong mắt khách hàng không phải là một công ty kinh doanh, kiếm lợi nhuận từ quảng cáo mà chỉ đơn thuần là một ứng dụng dùng để trò chuyện và kết nối bạn bè. Điều đó khiến giá trị của Facebook được tăng lên nhiều lần và trở nên đầy thiện cảm với đông đảo người dùng.

Việc phát triển thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp chính là cách để cùng nhau phát triển đất nước.

Nhà lãnh đạo: Hãy trở thành một cái tôi “chung” của doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu lãnh đạo không chỉ để nổi bật, để con đường kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn mà còn để tạo dựng một một nét văn hoá đẹp đến mức “vươn lên” thành “nét di sản” của doanh nghiệp.

Như ông Danny Võ Thành Đăng - Doanh nhân sáng tạo & Diễn giả truyền cảm hứng @Intercham|Training Hub khẳng định, “việc xây dựng thương hiệu cá nhân mang tầm lãnh đạo doanh nghiệp cần được xây dựng mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và sau đó trở thành giá trị được truyền lại cho những người kế nhiệm. Đó mới chính là những giá trị thực sự”.

Nhận định này của ông Đăng lại một lần nữa khơi gợi lên trong suy nghĩ của mỗi một doanh nhân về những yếu tố “cần và đủ” để xây dựng hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp. Đó là giá trị cốt lõi, hình ảnh – yếu tố bên ngoài; uy tín; cách giao tiếp và truyền cảm hứng; cách duy trì và phát triển các mối quan hệ… và khi tổ hợp lại tất cả những yếu tố này, điều mà mỗi một doanh nhân nhận ra chính là: từ một cá nhân, khách hàng sẽ hình dung ra cả một doanh nghiệp.

Nguyễn Tử Quảng và đội ngũ nhân viên của mình đã không ngần ngại “lao mình” vào “cuộc chiến những chiếc smartphone” mà hầu hết người dân Việt Nam đều không cho rằng, phần thắng sẽ nghiêng về Bkav.

Nhưng từ cuộc chiến “không cân sức” đó, những phiên bản Bphone 1 và Bphone 2 lần lượt ra đời. Những lời nhận xét khen chê đều có cả nhưng không ai có thể “chê” bản lĩnh của Nguyễn Tử Quảng, của Bkav khi mong muốn Việt Nam có một thương hiệu smartphone của riêng mình.

Câu nói mà Nguyễn Tử Quảng phát biểu tại buổi ra mắt Bphone 2 đã làm nhiều người cảm nhận rằng, vị CEO này đã nỗ lực trong suốt 7 năm trời và sẽ còn nỗ lực trong nhiều năm nữa để chấm một dấu chấm trên bản đồ thị trường smartphone Việt Nam.

“Chúng tôi có một kế hoạch dài hạn sản xuất smartphone do người Việt Nam làm chủ. Bphone đầu tiên vào năm 2015 là khởi đầu cho kế hoạch này. Đây là một kế hoạch dài hạn mà chúng tôi biết sản phẩm vừa ra mắt chưa thể thành công ngay, thậm chí cần hàng chục năm. Chúng tôi không lường hết có quá nhiều khó khăn đến như vậy. Nhưng hôm nay tôi đã ở đây", ông Quảng phát biểu và đồng thời giơ cao chiếc Bphone 2017 trên tay. “Di sản” mà Nguyễn Tử Quảng xây dựng cho Tập đoàn Bkav chính là Bphone hay nói cách khác là khát khao thay đổi “phong cách” sử dụng smartphone của người Việt Nam. Khát khao này sẽ được những CEO kế nhiệm trong tương lai tiếp nhận và phát triển bởi đó chính là một nét văn hoá “chất” của Bkav. Và cũng từ những “bước đi” của Nguyễn Tử Quảng, khách hàng đã hình dung ra “bước phát triển” của Bkav.

Doanh nghiệp cần một hình ảnh thương hiệu “vẹn tròn”!

Đó là những điều rút ra được trong suốt hơn 3 tiếng của cuộc hội thảo. Câu chuyện xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp không còn là nỗi băn khoăn hay trăn trở của nhiều doanh nghiệp có mặt ngày hôm đó. Họ đã tự giải quyết được những khúc mắc tồn tại trong lòng về quá trình xây dựng thương hiệu: từ con gà đến quả trứng hay ngược lại!

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để nổi bật giữa vô vàn các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, một nhà lãnh đạo không chỉ cần có khả năng đưa ra những định hướng phát triển riêng biệt mà còn phải đảm đương vị trí đại sứ truyền đi thông điệp mang đậm bản sắc.

Có chiến lược đúng đắn để phát triển hiệu quả, có tầm ảnh hưởng lớn lao để phát triển bền vững. Quá trình xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp chính là để củng cố thương hiệu doanh nghiệp với đích đến cuối cùng là “khẳng định vị thế” - “tạo dựng thành công”.

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng chính là tài sản vô hình rất lớn. Thương hiệu của bà Mai Kiều Liên hiện chiếm ít nhất 20% giá trị vốn hóa thị trường của Vinamilk trên sàn chứng khoán Việt Nam. Giá trị thương hiệu mà ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tạo ra cũng được định giá khoảng 10% vốn hóa FPT...

Và khi nhìn từ góc độ quốc gia, những thương hiệu đậm chất cá nhân ấy chính là những mảnh ghép tạo nên bức tranh về doanh nhân Việt Nam, về hình ảnh của những thương gia trên con đường chinh phục nền kinh tế thế giới. Giống như điều ông Peter Hồng chia sẻ, “những doanh nhân Việt Nam thành đạt, có tên tuổi đều có ý thức dẫn dắt doanh nghiệp mình phát triển, tiến lên, vươn xa và xa hơn nữa. Tất cả đều mong muốn đưa đất nước Việt Nam phát triển. Vậy nên việc phát triển thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp chính là cách để cùng nhau phát triển đất nước”.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…