Lãnh đạo VIB muốn gom 2,3 triệu cổ phiếu khi giá “bốc hơi” 40%

Giá cổ phiếu VIB đã giảm tới 40% so với đỉnh tháng 3, đây là lúc Phó tổng giám đốc Hồ Vân Long đăng kí mua 2,3 triệu cổ phiếu VIB. Song vợ ông Long lại có động thái bán ra lượng lớn cổ phiếu.
Lãnh đạo VIB muốn gom 2,3 triệu cổ phiếu khi giá “bốc hơi” 40%

Lãnh đạo VIB có động thái mua vào cổ phiếu khi giá giảm sâu

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã: VIB) vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ và người có liên quan. Theo đó, ông Hồ Vân Long, Phó tổng giám đốc ngân hàng đăng ký mua thêm 2,3 triệu cổ phiếu VIB trong khoảng thời gian từ ngày 29/6 đến 29/7/2018. Hình thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thoả thuận trên sàn UpCoM.

Với mức giá hiện tại 25.800 đồng/CP, ông Long sẽ phải chi gần 60 tỷ đồng để gom đủ số lượng cổ phiếu này.

"Hiện, ông Long chỉ sở hữu hơn 11.978 cổ phiếu VIB và sẽ nâng sở hữu lên 2.311.978 cổ phiếu, chiếm 0,37% vốn điều lệ ngân hàng nếu giao dịch thành công. Được biết, ông Hồ Vân Long hiện là Phó tổng giám đốc phụ trách chiến lược, chuyển đổi và tài chính của VIB từ tháng 10/2016.

Cùng thời điểm này, bà Ngô Minh Hiền (vợ ông Long) lại đăng ký bán toàn bộ 1.604.105 cổ phiếu (khớp lệnh và thỏa thuận qua sàn) nhằm mục đích cơ cấu tài chính cá nhân, giảm sở hữu về 0%.

Động thái mua vào – bán ra của vợ chồng ông Hồ Vân Long gây chú ý vì trong vòng 3 tháng qua, cổ phiếu VIB đã biến động rất mạnh. Hồi đầu tháng 3, VIB bất ngờ tăng mạnh tới hơn 115%, từ mức 20.100 đồng/CP lên tới hơn 43.000 đồng/CP nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng cao, kế hoạch tăng vốn điều lệ và thông tin chuyển sàn niêm yết sang HoSE. Thanh khoản tăng đột biến tới gần 2 triệu cổ phần, trong khi nhiều phiên thông thường chỉ vài chục nghìn đơn vị. Ở vùng đỉnh giá, thông tin triển vọng tích cực về VIB được tung ra thị trường, thậm chí có tin đồn cổ phiếu sẽ chuyển sàn niêm yết vào giữa năm, với mức giá dự kiến còn cao hơn giá đỉnh 40%...

Tuy nhiên, sau khi lập đỉnh 43.900 đồng/CP, cổ phiếu VIB đã rơi thẳng đứng liên tục hai tháng qua, xuống chỉ còn 25.800 đồng/CP đóng cửa phiên ngày 2/7/2018, tức giảm 40% so với mức đỉnh vừa qua. Thanh khoản cũng sụt giảm mạnh theo tốc độ “tháo chạy” của nhà đầu tư và giá lao dốc không phanh…

Những diễn biến tăng nóng rồi giảm đột ngột của cổ phiếu VIB khiến cho giới đầu tư đã xếp mã này vào nhóm hàng đầu cơ, lướt sóng và có dấu hiệu của “bàn tay” lái giá cổ phiếu.

Do đó, việc lãnh đạo VIB chi tiền mua cổ phiếu cũng được cho là một tín hiệu “đỡ giá” cổ phiếu trong bối cảnh diễn biến bất lợi.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2017 ngân hàng VIB tăng trưởng khả quan, duy trì lợi nhuận cao và tỷ lệ cổ tức hậu hĩnh cho cổ đông. Huy động vốn từ khách hàng tăng trưởng 15%, đạt hơn 68,3 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt gần 90 nghìn tỷ đồng và duy trì mức tăng trưởng 25% trong 3 năm liên tiếp kể từ 2015 tới nay, tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,49% tổng dư nợ. Nhà băng này cũng tích cực "dọn dẹp" nợ xấu, bán nợ sang cho VAMC hàng nghìn tỷ đồng và nhờ kết quả kinh doanh tích cực, năm 2017, VIB đã mua lại thêm được hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu từ VAMC.

Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng gấp 2 lần năm trước, đạt 1.407 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng đạt 123 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm ngoái.

Theo thông tin công bố, lợi nhuận trước thuế lũy kế 5 tháng đầu năm 2018 của VIB tăng đột biến gần 230% so cùng kỳ năm trước, đạt 918 tỷ đồng, hoàn thành gần 50% kế hoạch cả năm.

Năm 2018, VIB cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên tối đa 8.100 đồng so với mức vốn khiêm tốn hiện tại chỉ 5.644 tỷ đồng. VIB dự kiến sẽ có 2 đợt chào bán riêng lẻ cổ phiếu, phát hành chia thưởng cổ phiếu, chào bán cổ phiếu quỹ hoặc chia một phần…

>> Lãi đậm nghìn tỷ, ngân hàng VIB sẽ “xả” 33 triệu cổ phiếu quỹ, chuyển niêm yết sang HOSE

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...