Lãnh đạo VPBank đăng ký mua hơn 436 nghìn cổ phiếu ESOP

Theo công bố, chỉ trong ngày 22/9, có 10 thành viên lãnh đạo của VPBank đã đăng ký mua cổ phiếu ESOP với tổng khối lượng 436.100 cổ phiếu…

10 thành viên lãnh đạo đầu tiên đã đăng ký mua vào với tổng số 436.100 cổ phiếu (1,44%) số lượng chào bán theo kế hoạch
10 thành viên lãnh đạo đầu tiên đã đăng ký mua vào với tổng số 436.100 cổ phiếu (1,44%) số lượng chào bán theo kế hoạch

Trong ngày 22/9, có 10 thành viên lãnh đạo đầu tiên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (mã chứng khoán: VPB) đã đăng ký mua vào cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ, nhân viên (ESOP 2023).

Trong danh sách này có 7 thành viên giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc gồm: Bà Dương Thị Thu Thủy; Bà Lưu Thị Thảo; Bà Phạm Thị Nhung; Ông Đinh Văn Nho; Ông Nguyễn Thanh Bình; Ông Nguyễn Thành Long; Ông Phùng Duy Khương.

3 thành viên còn lại bao gồm: Bà Lê Lan Kim, Người phụ trách quản trị công ty/Thư ký công ty; Bà Lê Hoàng Khánh An, Giám đốc Tài chính và bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Kế toán trưởng.

Cụ thể, bà Lê Thị Thảo và ông Phùng Duy Khương cùng đăng ký mua 60.000 cổ phiếu với dự kiến chi 600 triệu đồng mỗi thành viên. Khi hoàn thành, bà Thảo sẽ tăng lượng cổ phiếu sở hữu tại VPBank từ 9.838.869 cổ phiếu (0,146%) lên mức 9.898.869 cổ phiếu (0,147%) và ông Khương sẽ tăng lượng cổ phiếu từ 1.222.486 cổ phiếu (0,018%) lên mức 1.282.486 cổ phiếu (0,0l9%)

Bà Phạm Thị Nhung và bà Dương Thị Thu Thủy đều dự chi 550 triệu đồng mỗi người để mua vào 550.000 cổ phiếu. Khi hoàn tất, bà Nhung sẽ tăng lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại VPBank từ mức 1.010.995 cổ phiếu (0,015%) lên mức 1.065.995 cổ phiếu (0,016%)và bà Thủy sẽ nâng lượng cổ phiếu đang nắm giữ của bà tại VPBank từ 2.119.177 cổ phiếu (0,031%) lên mức 2.174.177 cổ phiếu (0,032%).

3 Phó Tổng giám đốc còn lại gồm ông Đinh Văn Nho, ông Nguyễn Thanh Bình và ông Nguyễn Thành Long cùng đăng ký mua vào 40.000 cổ phiếu với dự chi mỗi người 400 triệu đồng. Khi hoàn tất, ông Nho sẽ tăng lượng cổ phiếu tại VPBank từ 1.588.107 cổ phiếu (0,024%) lên mức 1.628.107 cổ phiếu (0,024%), ông Bình tăng từ 915.964 cổ phiếu (0,014 %) và ông Long sẽ tăng lượng cổ phiếu từ 396.541 cổ phiếu (0,006%) lên mức 436.541 cổ phiếu (0,006%).

Đối với bà Lê Lan Kim, Người phụ trách quản trị công ty/Thư ký công ty, bà Kim dự chi 181 triệu đồng để mua vào 18.100 cổ phiếu để tăng mức sở hữu của mình từ 629.142 cổ phiếu (0,009) lên 647.242 cổ phiếu (0,010%)

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Kế toán trưởng VPBank đăng ký mua vào 18.000 cổ phiếu với mức dự chi 180 triệu đồng để tăng lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại VPBank từ 182.340 cổ phiếu (0,003%) lên 200.340 cổ phiếu (0,003%).

Bà Lê Hoàng Khánh An, Giám đốc Tài chính cũng dự mua vào đợt này thêm 50.000 cổ phiếu, tương đương mức tiền dự chi 500 triệu đồng để tăng lượng cổ phiếu từ 307.892 cổ phiếu (0,005%) lên 357.892 cổ phiếu (0,005%) tại VPBank.

Tất cả các thành viên trên đều cho biết mục đích của việc giao dịch là thực hiện quyền mua ESOP, và cho biết phương thức thực hiện giao dịch qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam từ ngày 27/9 – 25/10/2023.

Theo Nghị quyết số 184/2O23/NQ-HDQT của Hội đồng quản trị VPBank về triển khai phương án bán cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho cán bộ, nhân viên VPBank thì ngân hàng này sẽ dự kiến chào bán 30.219.600 cổ phiếu quỹ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, 10 thành viên đầu tiên đã đăng ký mua với tổng số 436.100 cổ phiếu (1,44%) số lượng chào bán.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VPB của VPBank tại ngày 25/9 đang được đóng cửa ở mức 20.400 đồng/cổ phiếu, sau khi đã giảm 850 đồng/cổ phiếu (-4%) so với ngày trước đó. Giá trị vốn hóa thị trường ở mức 136.949 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...